Chình Giống Xuất Hiện Nhiều Trong Dịp Tết

Mặc dù đang là đêm mồng hai tết, nhưng vẫn có hàng chục người ở huyện Tuy An tham gia khai thác chình vùng hạ lưu sông Cái.
Từ 27 tháng Chạp đến mùng 3, mỗi đêm ở khu vực hạ lưu sông Cái có từ 80 - 120 người dân ở các xã An Dân, An Thạch và An Ninh Tây (huyện Tuy An, Phú Yên) tham gia khai thác chình giống với mong muốn có thêm thu nhập ngay từ đầu năm mới.
Khác với mọi năm, trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, chình giống đã xuất hiện khá dày ở khu vực hạ lưu sông Cái (Đoạn qua xã An Dân, An Thạch tiếp giáp với cửa biển Tiên Châu). Lợi dụng khi có triều cường xâm nhập vào vùng sông Cái, chình giống theo dòng nước để bơi lên vùng thượng lưu theo tập tính, người dân ở đây đã dùng vợt xúc chình hoặc dùng bao chứa cát làm bờ bao để chặn nước, sau đó dùng chà thả bổi để bắt chình giống.
Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.

Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.