Sầu Riêng Ngũ Hiệp Đạt Chứng Nhận VietGAP

Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.
Bà Trần Thanh Phong - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang cho biết, mô hình trồng sầu riêng Ngũ Hiệp theo chuẩn VietGAP được bắt đầu từ năm 2011 với diện tích 10ha. Chương trình thu hút 40 hộ dân ở các ấp Tân Sơn, Hòa An và Hòa Hảo thuộc xã Ngũ Hiệp cùng tham gia.
Theo tính toán, phương pháp sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP cho kết quả tốt trong những năm qua. Sau khi trừ chi phí thuốc BVTV, phân bón, công chăm sóc, mỗi ha trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP cho nông dân thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay.
Related news

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.
Đến nay, Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhãn. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản lượng nhãn toàn tỉnh năm nay ước đạt 35 nghìn tấn, giảm khoảng 5 nghìn tấn so với vụ trước nhưng giá bán cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng/kg.

Đến nay, diện tích na dai toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) là 1.720ha, vượt 72% so với mục tiêu.

Thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm nhưng gia đình bà vẫn ở căn nhà vách gỗ, nền đất. Bà bảo thích ở như vậy cho thoải mái. Nhưng qua câu chuyện, chúng tôi biết ước mơ của bà rất lớn. Đó là đầu tư cho sản phẩm của mình để được xuất sang thị trường nước ngoài.

Người đi đầu trong việc đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm tại huyện Vĩnh Linh là anh Nguyễn Văn Quang ở tại thôn Tân Thủy (xã Vĩnh Thủy).