Sau Dịch Cúm, Giá Bán Gia Cầm Tăng

Sau khi công bố hết dịch cúm gia cầm, giá bán gà tại Tây Ninh đã tăng trở lại, từ 26.000 đồng/1kg lên 38.000 đồng/1kg. Với mức giá này, người nuôi gà thả vườn lãi 5.000 đồng mỗi kg.
Các trang trại nuôi gà công nghiệp cũng ăn nên làm ra khi thị trường Campuchia tiêu thụ mạnh gia cầm xuất bán từ Việt Nam. Theo Chi cục Thú y Tây Ninh, mỗi ngày doanh thu xuất bán gà sang Campuchia đạt 1 tỷ đồng.
Người nuôi gà thả vườn và gà công nghiệp tại Tây Ninh bắt đầu gầy dựng, phát triển đàn gia cầm sau thời gian bị dịch cúm A/H5N1.
Đợt cúm gia cầm vừa qua làm chết gần 20.000 con gà, vịt trên địa bàn tỉnh. Trong đó, người chăn nuôi gà tại huyện Châu Thành bị thiệt hại nhiều nhất, với khoảng 14.000 con gia cầm bị tiêu hủy. Một số người dân phải chuyển hướng làm ăn, từ bỏ đàn gà vì quá ngán ngẩm với dịch bệnh và không còn vốn liếng để tái đàn.
Riêng những hộ dân cầm cự được, nay hưởng lợi từ việc giá gà tăng trở lại và thị trường tiếp tục có nhu cầu cao về thịt gà.
Có thể bạn quan tâm

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.

Nông dân tại nhiều quận, huyện TP Cần Thơ bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2015 và trúng mùa khi hầu hết các trà lúa hè thu sớm thu hoạch cho năng suất rất cao. Nông dân cũng đang có nhiều thuận lợi trong thu hoạch lúa nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng…

Hiện nay, phong trào trồng rừng tràm đang lan rộng. Nhiều địa phương ở Đồng Nai, như: Trảng Bom, Vĩnh Cửu… đã hình thành nên những làng sản xuất giống cây tràm. Đa số các cơ sở này đều hình thành tự phát do nhu cầu mua giống trồng rừng tràm trong dân không ngừng tăng cao.

Gia Lai có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, hồ tiêu, cà phê, điều… Với tiềm năng thuận lợi đó, trong những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày.