Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk Phát Triển Sản Xuất Bền Vững

Đắk Lắk Phát Triển Sản Xuất Bền Vững
Ngày đăng: 26/03/2014

Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” và phải cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng công nghiệp khác trên đất Tây Nguyên nhưng cây ca cao lại có lợi thế lớn với lộ trình phát triển bền vững, vì được kiểm soát chất lượng trong tất cả các khâu, tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm - điều mà nhiều ngành hàng nông sản khác đang ì ạch phấn đấu để đạt được.

Kiểm soát chất lượng ngay từ đầu

Tính đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng trên 2.000 ha ca cao được trồng tại 12/15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó diện tích cho thu hoạch 340 ha, năng suất quả tươi bình quân ước đạt 20 tấn/ha, sản lượng ước đạt 485 tấn hạt khô. Một số huyện có diện tích ca cao lớn và đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao là Krông Ana, Ea Kar, Lak…

Mặc dù phát triển sau, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tăng diện tích, sản lượng, nhưng cây ca cao lại có nhiều lợi thế về phát triển bền vững nhờ các khâu giống, kỹ thuật chăm sóc, lên men, bảo quản sau thu hoạch… đều được nông dân làm theo đúng quy trình kỹ thuật được chuyển giao, hướng dẫn bởi cơ quan chức năng, để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và bán được giá tốt nhất.

Theo ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở NN-PTNT: không như cây cà phê là “thả gà ra đuổi”, nghĩa là khi cà phê phát triển ồ ạt, tự phát mới bắt đầu xây dựng quy hoạch, quy trình canh tác theo bộ tiêu chuẩn…nên việc “nắn” nông dân vào lộ trình sản xuất bền vững, gia tăng giá trị ngành hàng vô cùng khó khăn.

Cây ca cao thì khác, có quy hoạch trước mới tiến hành trồng, và việc xây dựng quy hoạch đều dựa trên những kết quả nghiên cứu được tính toán phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại các vùng trong tỉnh.

Thêm vào đó, ca cao đã được các nhà khoa học nghiên cứu lai tạo ra những bộ giống tốt, trong tổng diện tích hiện nay thì đã có gần 70% diện tích trồng bằng các giống ghép của Viện Khoa học kỹ thuật Nông - lâm nghiệp Tây Nguyên và các dòng nhập nội.

Hiện trên địa bàn tỉnh có rất nhiều đơn vị sản xuất và cung ứng giống ghép đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ca cao bảo đảm hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, điều quan trọng nữa là đã có bộ tiêu chuẩn quốc gia về ca cao, tạo “đường đi nước bước” rõ ràng cho nông dân trồng ca cao.

Minh chứng rõ nhất là tại những nông hộ trồng ca cao, bà con chăm sóc vườn cây rất khoa học theo đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt, hạt ca cao được phơi trên giàn cao để tránh lẫn tạp chất và bảo đảm vệ sinh sản phẩm. Tại các trung tâm thu mua đều có phòng cảm quan đánh giá chất lượng sản phẩm, mỗi lô hàng xuất khẩu đều được giám định cẩn thận.

Ông Nguyễn Bá Dũng, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cargill cho biết, nông dân trồng ca cao được hướng dẫn phải tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật ngay từ đầu, giúp họ hình thành thói quen ghi chép, theo dõi lịch bón phân, tình hình sâu bệnh… giúp họ định hình sẵn trong suy nghĩ: trồng ca cao là phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn, hạt ca cao phải cho lên men chứ không bán thô…

Ngoài ra, nhiều dự án về phát triển ca cao đã xây dựng được cầu nối giữa doanh nghiệp, hội viên, nông dân và Nhà nước, nhắm đến mục tiêu bảo đảm sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị “Nông dân – Điểm sơ chế - Doanh nghiệp.

Hướng đến chiến lược phát triển toàn diện

Chất lượng ca cao Việt Nam được đánh giá thuộc loại cao trên thị trường thế giới. Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 30% diện tích trồng ca cao đạt yêu cầu kỹ thuật, có 40% diện tích được chăm sóc đầu tư. Hiện giá ca cao trên thị trường đang tăng lên, ở mức 50.000-60.000 đồng/kg hạt khô lên men; trái tươi từ 4.300-4.500 đồng/kg, do đó người nông dân đã yên tâm và tình trạng đốn bỏ ca cao đã giảm hẳn.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Cục phó Cục trồng trọt: cây ca cao đã có nền tảng sản xuất tốt, nhưng về lâu dài cần có chiến lược toàn diện cho ngành ca cao, đó là phát triển theo hướng chất lượng, trên cơ sở thâm canh tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Giải pháp trước mắt là cần tập trung nghiên cứu trong nước và tiếp thu nhanh những thành tựu đạt được từ các nước thành công trong sản xuất ca cao, đồng thời đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trên diện rộng, người trồng phải biết được kỹ thuật tốt nhất ngay từ đầu.

Theo đó, các dự án, chương trình phát triển ca cao cần đẩy mạnh hỗ trợ người trồng trong việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, các kỹ thuật canh tác bền vững, khuyến khích hoạt động liên kết của nông dân thông qua hình thức câu lạc bộ ca cao, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết theo mô hình: doanh nghiệp đầu vào – nông dân – doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu; tăng cường quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là chất lượng ca cao xuất khẩu nhằm xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam ngay từ bây giờ.

Hiện trên địa bàn Dak Lak đang có rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia phát triển ca cao như: Dự án hợp tác công tư (PPP) về phát triển ca cao bền vững của Chính phủ Hà Lan; dự án của ACDI/VOCA; các dự án nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, lên men hạt ca cao, mô hình ca cao trồng xen dưới tán điều của các trường và viện thuộc lĩnh vực nông nghiệp…

Đây là cơ hội để địa phương “tận dụng” có hiệu quả các hoạt động này để phát triển ca cao bền vững và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Niên vụ sắn 2015-2016 lo rệp sáp bột hồng gây hại Niên vụ sắn 2015-2016 lo rệp sáp bột hồng gây hại

Hiện nay, rệp sáp bột hồng xuất hiện lây lan nhanh, gây hại cây sắn trồng tại các xã Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam và Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên). Do tính chất nguy hiểm của loại rệp này, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phải triển khai các biện pháp ngăn chặn.

27/04/2015
Giá nhiều loại rau củ giảm mạnh Giá nhiều loại rau củ giảm mạnh

Đã cận kề dịp lễ 30/4 và 1/5 nhưng trong vài ngày qua (22 - 25/4), giá nhiều loại rau củ Đà Lạt vẫn tiếp tục giảm, trong đó có một số loại giảm khá mạnh, khiến nhiều nông dân địa phương này tiếp tục gặp khó khăn.

27/04/2015
Chợ Mới (Bắc Kạn) tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ Chợ Mới (Bắc Kạn) tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ

Đến thời điểm này, ở các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp và Hòa Mục huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, sâu ong gây hại cây mỡ đã lan trên diện rộng, địa phương đang thực hiện các biện pháp diệt trừ.

27/04/2015
Hội thảo Hội thảo "Mô hình luân canh mè trên đất trồng lúa"

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa của lãnh đạo huyện Mộc Hóa (Long An), trong tháng 4 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện phối hợp với Trạm Khuyến nông tổ chức hội thảo tổng kết mô hình luân canh mè trên đất trồng lúa vụ Xuân-Hè, tại ấp Hương Trang, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa.

27/04/2015
Trồng thanh hao Trồng thanh hao

Từ vài năm nay, cây thanh hao đã trở nên quen thuộc với nông dân xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình).

27/04/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.