Na Uy Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Với Đồng Tháp Về Thủy Sản

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng thông tin với đoàn về những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh với 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và cá tra. Về lĩnh vực cá tra, toàn tỉnh có diện tích nuôi gần 2.000 ha, với sản lượng 386.000 tấn/năm - đứng đầu cả nước.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng hy vọng sẽ tìm được cơ hội hợp tác với Na Uy. Bên cạnh đó, mong muốn nhận được sự hỗ trợ về các lĩnh vực: tổ chức sản xuất nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kinh nghiệm phát triển thị trường, cân bằng cung cầu trong sản xuất; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng cá tra; các công nghệ chế biến phụ phẩm; cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất và nuôi trồng chế biến cá tra.
Ghi nhận những kết quả đạt được trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đồng Tháp, ông Amund Dronen - Thứ trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy cho biết, các doanh nghiệp Na Uy đánh giá rất cao trong việc hợp tác với Việt Nam, đồng thời có niềm tin sâu sắc đối với sự gắn bó lâu dài giữa 2 bên.
Cùng ngày, đoàn công tác có chuyến tham quan thực tế tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Ông Amund Dornen cho rằng, đây là điểm nhấn quan trọng của chuyến đi, việc tham quan giúp các thành viên trong đoàn có cơ hội tận mắt chứng kiến các quy trình sản xuất cá tra. Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy đánh giá rất cao mức độ chuyên nghiệp cũng như chất lượng vệ sinh trong khâu sản xuất của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Hiện tại, Cơ quan hợp tác và phát triển Na Uy (NORAD) đang tài trợ Việt Nam dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất và thương mại cá tra - học tập kinh nghiệm của Na Uy.”
Có thể bạn quan tâm

Đã nhiều năm nay, tình trạng “Được mùa mất giá, mất mùa được giá” cứ diễn ra thường xuyên đối với người trồng cà phê Sơn La.

Những năm gần đây, khu vực huyện Krông Păk, Krông Năng, Buôn Hồ… tỉnh Đăk Lăk phát triển mạnh mô hình trồng các loại cây công nghiệp xen cây cà phê. Nhiều mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã Thượng Kiệm là một trong những địa phương của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có truyền thống trồng rau màu vụ đông từ nhiều năm nay. Các loại rau như su hào, bắp cải... ở đây được trồng rất sớm nên dễ tiêu thụ, giá bán cao, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.
Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.

Ngày 22/10, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Đồng Tháp và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp tổ chức tổng kết “Mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015”.