Giá xuất khẩu tiêu tăng hơn 34%
Giá tiêu XK bình quân 3 tháng đầu năm đạt 9.134 USD/tấn, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2014. XK tiêu sang thị trường Hòa Kỳ, Singapore và Ấn Độ - 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam- trong 3 tháng đầu năm 2015 chiếm 44,28% thị phần.
Bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đánh giá: Thời gian qua, giá XK tiêu trên thị trường rất “nóng” và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN XK, lượng tiêu XK giảm đi là bởi hàng xuất đi bị trả về nhiều hơn hẳn so với cùng kỳ những năm trước do không đảm bảo các vấn đề về chất lượng.
Để tháo gỡ, VPA kiến nghị Bộ NN&PTNT cử đơn vị tổ chức khảo sát, đánh giá tình trạng sản xuất hồ tiêu hiện nay tại các tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm, bao gồm cả quá trình canh tác, thu hoạch và bảo quản, đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Ngoài ra, theo bà Oanh, Bộ NN&PTNT cần hỗ trợ hơn nữa công tác khuyến nông đối với cây hồ tiêu, đặc biệt là phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất theo hợp đồng, sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GAP hoặc hồ tiêu có chứng nhận 4C, UTZ, RA… như đã thực hiện trên cà phê; tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo, chuyển giao thiết bị kỹ thuật cho người trồng hồ tiêu, đặc biệt ở những vùng mới trồng, nông dân còn ít kinh nghiệm, có tập quán canh tác thiếu bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…
Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.
Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…
Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.