Hiệu quả việc thu gom rác thải trên đồng ruộng
Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, bước đầu nông dân đánh giá cao hiệu quả mang lại là giảm ô nhiễm môi trường. Mô hình được thực hiện rộng rãi trong toàn xã, với diện tích trên 750ha, có trên 550 hộ dân trong khu vực có diện tích đất liền kề nhau tham gia.
Ông Nguyễn Thành Công - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ cho biết: “Trước đây, bà con khi sử dụng xong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng. Hội Nông dân đã lên kế hoạch phân công các đồng chí trong Ban chấp hành phụ trách các ô đê bao, vận động bà con mỗi đầu đất tùy theo địa hình treo một cái bao hoặc những ruộng có bờ đê cao đào hố để chứa bao bì, vỏ chai thuốc BVTV. Khi phun xịt thuốc xong gom lại tận dụng bán phế liệu hoặc tiêu hủy. Qua thời gian phát động, bà con đã ý thức được việc bảo vệ môi trường nên hiệu quả đạt cao”.
Để nông dân thực hiện mô hình đạt hiệu quả, Hội Nông dân xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thu gom rác thải trên đồng ruộng, đồng thời Trạm BVTV huyện đã tổ chức tập huấn cho nông dân với chuyên đề “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, không sử dụng thuốc hóa học khi không cần thiết và sau khi sử dụng phải thu gom các vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bỏ vào nơi quy định để bảo vệ môi trường, giảm bớt độc tố trong lúa gạo và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Qua thời gian thực hiện mô hình, tình trạng rác thải bao bì trên bờ đê, bờ ruộng hạn chế rất nhiều. Các hố rác được đặt trên bờ đê, bờ ruộng nên mỗi ngày ai đi qua cũng đều gom rác thải bỏ vào, từ đó đã tạo cho bà con ý thức nhất định góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người nông dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn chưa được đồng bộ và điều khắp các ấp, đặc biệt đối với những hộ có đất canh tác xa nhà, hộ xâm canh thì việc thu gom rác thải như thế này chưa được quan tâm nhiều.
Ông Nguyễn Hồng Phương - Bí thư chi bộ ấp 2, xã Mỹ Thọ cho biết: “Còn một số hộ ở xa, xâm canh chưa thực hiện tốt việc này. Sắp tới, chúng tôi tiến hành vận động các hộ này thực hiện cũng giống như người tại địa phương, đồng thời triển khai rộng rãi toàn ấp để góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn”.
Có thể bạn quan tâm
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.
Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.
Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.
Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.
Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.