Xuất khẩu tôm cần tìm kiếm thị trường thay thế
Trong 3 tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam đạt 798 triệu USD, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó XK sang hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh như sang Mỹ giảm 55,8%, sang Nhật Bản giảm 27,6%.
Giá tôm trên thị trường Mỹ, đặc biệt là tôm chân trắng giảm khiến XK tôm Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh. Thống kê nhập khẩu (NK) tôm vào Mỹ 2 tháng đầu năm cho thấy NK tôm vào thị trường này chỉ tăng 5% về khối lượng nhưng giá trị giảm tới 11%. Giá TB tôm NK vào Mỹ giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu năm nay. Tính đến hết tháng 3/2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 116,3 triệu USD, giảm hơn nửa so với 263,3 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện là nước cung cấp tôm lớn thứ 3 sang Mỹ sau Indonesia và Ấn Độ.
Trong 3 tháng cuối năm 2014, giá trung bình tôm nhập khẩu vào Mỹ đạt 12 USD/kg, đã giảm xuống còn 11 USD/kg vào tháng 1/2015 và giảm xuống còn 10 USD/kg trong tháng 2/2015. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nhà XK chú ý hơn thị trường Mỹ. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà NK Mỹ “ép giá” tôm Việt Nam nhưng giá tôm Việt Nam vẫn cao hơn so với Indonesia và Ấn Độ.
Tại Nhật Bản, đồng yên mất giá so với USD trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm mạnh trong năm 2014 và tiếp tục xu hướng giảm trong 3 tháng đầu năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2015, XK tôm sang Nhật Bản chỉ đạt 103,7 triệu USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái khiến nước này rơi xuống vị trí thứ 3 về NK tôm Việt Nam.
VASEP cho biết, năm 2015 được đánh giá sẽ là một năm nhiều khó khăn cho ngành tôm Việt Nam bởi nguồn cung cải thiện hơn khi Thái Lan đang khắc phục tốt hậu quả của đại dịch EMS (Hội chứng tôm chết sớm). Giá tôm tăng mạnh trong suốt 2 năm qua do nguồn cung thiếu hụt đã bắt đầu giảm và được dự báo là sẽ duy trì xu hướng giảm trong suốt năm nay. Tìm kiếm thị trường thay thế thay vì tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ hay Nhật Bản là giải pháp các DN Việt Nam nên cân nhắc cho XK tôm trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Hiện, giá các loại dâu tây Đà Lạt tăng cao gấp 2-3 lần so với vài tháng trước, với mức giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Cũng cùng loại dâu tây này, vài tháng trước người dân chỉ bán với giá 35.000 - 50.000 đồng/kg. Ngoài các loại dâu tây trồng theo phương pháp thông thường; dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch cũng đang tăng, được các chủ vườn, trang trại bán với mức giá từ 220.000 - 300.000 đồng/kg.
Ngày 7.8, tại thành phố Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND thành phố Hưng Yên và UBND huyện Khoái Châu phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn. Ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp thu mua nhãn.
Ngày 6-8, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) và Hội Nông dân xã An Bình (Phú Giáo) tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho 20 hộ nông dân thuộc mô hình cải tạo, thâm canh điều bền vững.
Vụ hè thu 2015, một số bà con nông dân ở xã Diễn Lộc đã mạnh dạn đầu tư trồng cây bí xanh (trồng bí trái vụ). Quả bí xanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Từ một gia đình nông dân (ND) “chỉ lo đủ gạo ăn” ở vùng “khỉ ho cò gáy” tận Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), vợ chồng Nguyễn Quốc Hùng đã vươn lên thành “Vua lúa” với trang trại sản xuất lúa giống qui mô lớn.