Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sạt Nghiệp Vì Cá Lồng Bè Chết

Sạt Nghiệp Vì Cá Lồng Bè Chết
Publish date: Friday. August 2nd, 2013

Sau 1 trận mưa, hàng chục hộ dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nuôi cá bè, lồng trên sông Kênh Than bỗng dưng trắng tay vì cá chết hàng loạt.

Trắng tay vì cá

Ngày 26.7, có mặt tại xã Hải Thanh, chúng tôi nghe hàng chục hộ dân nuôi cá lồng, bè trên sông Kênh Than bức xúc, kêu trời vì bỗng dưng cá chết hàng loạt. Bà Đặng Thị Hải (51 tuổi) ở thôn Thanh Đông, vừa quệt nước mắt, vừa nói:

“Nhà tôi nuôi một bè cá lồng, đang chuẩn bị cho thu hoạch, thì bỗng dưng cá chết nổi trắng lồng. Hơn 7 tấn cá vược và cá sủ chết sạch rồi. Ngoài 7 tấn cá thương phẩm, nhà tôi còn mất cả 1,7 vạn cá vược giống. Bây giờ, vợ chồng, con cái lâm vào cảnh nợ nần, không biết lấy tiền đâu ra mà trả cho ngân hàng”.

Các ông bà Bùi Thị Hà, Trần Văn Cương, Cao Thị Dung, Trần Bá Biên, Nguyễn Văn Quân… đều là những hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Theo anh Nguyễn Văn Quân (thôn Thanh Đông), trước khi tiến hành nuôi thả, bà con đã tìm hiểu kỹ về nguồn nước, kỹ thuật nuôi trồng… Trong 2 năm đầu, cá tăng trưởng tốt và cho thu lãi 200 triệu đồng/năm.

Vụ thả giống cá mới gần đây nhất vào tháng 1.2013, anh thả khoảng 20.000 cá sủ (chi phí 7.000 đồng/con), 4 tấn cá vược thương phẩm (120.000 đồng/kg), 4 tạ cá mú (250.000 đồng/kg)... “Sáng ngày 24.7, hàng loạt cá trong lồng ngóc đầu và muốn lao lên mặt nước. Mặc dù đã dùng biện pháp sục bằng máy oxy, nhưng vẫn không cứu được. Chỉ trong khoảng 2 giờ, cá chết trắng lồng, không kịp cả vớt nữa...” - anh Quân kể lại. Ước tính thiệt hại của gia đình anh khoảng 800 triệu đồng.

Hầu hết các hộ nuôi cá ở đây đều cho rằng, cá dưới lồng bị chết là do các doanh nghiệp, hộ cá thể có xưởng hấp cá và chế biến, xay xát bột cá làm thức ăn gia súc nằm trong địa bàn xã đã xả thải nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông.

“Tối 23 rạng ngày 24.7, trời mưa to, nên doanh nghiệp và những nhà làm nghề hấp, sấy cá lợi dụng để xả nước thải chưa xử lý ra ngoài sông. Buổi sáng hôm đó, không chỉ cá ở trong lồng bị chết, mà nhiều loại cá, tôm, cua… ở đoạn sông này cũng chết nổi lên, thậm chí chúng không chịu được còn nhảy lao xao trên mặt nước” - anh Trần Bá Biên cho biết.

Chính quyền “án binh bất động”

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, nghề nuôi thả cá trên dòng Kênh Than hình thành từ năm 2011; chi phí ban đầu để đầu tư cho mỗi bè, lồng, lưới khoảng hơn 150 triệu đồng/bè (chưa kể chi phí giống, thức ăn và nhân công). Với việc cá chết những ngày qua, tính bình quân mỗi hộ thiệt hại gần 1 tỷ đồng/hộ.

Chiều 26.7, ông Nguyễn Viết Xuân - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thanh cho biết: Nguyên nhân vì sao cá chết hàng loạt, cũng như thống kê tổng thiệt hại, phương án hỗ trợ người dân và báo cáo lên cấp trên... thì đến nay, chính quyền xã Hải Thanh vẫn chưa có động thái gì. “Ngày 25.7, bà con cũng đã nộp đơn lên UBND xã. Tuy nhiên, quy định của xã là không nhận đơn tập thể, nên chúng tôi yêu cầu các hộ phải làm đơn riêng lẻ, thống kê mức thiệt hại cụ thể.

Mấy hôm nay, lãnh đạo địa phương đều đang bận cả, nên cũng chưa họp bàn phương án giải quyết, hỗ trợ bà con. Chúng tôi cũng chưa ước tính được thiệt hại bao nhiêu để báo cáo lên huyện và cấp trên. Việc bà con nuôi cá lồng, bè ở khu vực này là trái phép, vì đây là khu vực neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão” - ông Xuân nói.

Từ ý kiến người dân, chúng tôi đã tìm đến 2 doanh nghiệp chế biến bột cá ở xã Hải Thanh là Công ty TNHH Châu Tuấn và HTX? Chế biến thủy hải sản Đại Hải. Ông Nguyễn Thanh Châu - Phó Giám đốc Công ty TNHH Châu Tuấn và ông Bùi Xuân Bình - Chủ nhiệm HTX Đại Hải đều cho rằng cơ sở sản xuất, chế biến bột cá của họ là đảm bảo an toàn về môi trường. Còn việc cá lồng, bè vừa bị chết của 14 hộ dân là do Trạm Thủy nông Bình Minh (thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu) tháo cống 3 cửa, khiến nguồn nước ô nhiễm từ phía trên sông đổ xuống khu vực nuôi cá.


Related news

Đường Việt Nam Đủ Sức Cạnh Tranh Với Thái Lan? Đường Việt Nam Đủ Sức Cạnh Tranh Với Thái Lan?

Đã có những mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho người trồng mía, trong khi việc tận dụng bã mía để sản xuất điện sinh khối, tham gia chuỗi giá trị sau đường cũng giúp một số nhà máy không những tồn tại được mà còn sống tốt trong thời điểm hiện nay.

Thursday. October 9th, 2014
Cấp Mã Số Đi Mỹ Cho Hai Vùng Trồng Nhãn Cấp Mã Số Đi Mỹ Cho Hai Vùng Trồng Nhãn

Để có mã số xuất khẩu sang Mỹ, vùng trồng nhãn phải được canh tác trên cơ sở tiêu chuẩn VietGAP nhưng có kiểm soát của Cục Bảo vệ thực vật VN như phải bọc trái trước khi thu hoạch tối thiểu ba tuần, không được sử dụng nhóm thuốc bảo vệ thực vật mà Mỹ cấm sử dụng.

Thursday. October 9th, 2014
Xem Xét Bãi Bỏ Quy Định Tạm Đình Chỉ Nhập Thịt Bò Pháp Xem Xét Bãi Bỏ Quy Định Tạm Đình Chỉ Nhập Thịt Bò Pháp

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.

Thursday. October 9th, 2014
Nuôi Gà Nòi Lai Theo Mô Hình Sinh Học Nuôi Gà Nòi Lai Theo Mô Hình Sinh Học

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.

Thursday. October 9th, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Thursday. October 9th, 2014