Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học
Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.
Anh tốt nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh năm 2002, Khoa Chăn nuôi thú y. Qua nhiều lần đi tham khảo ở các địa phương về lò ấp trứng, anh thấy nhiều mô hình ấp trứng có hiệu quả cao nhưng đa phần đều tiêu tốn rất nhiều điện năng. Anh ấp ủ suy nghĩ sáng tạo một loại lò ấp trứng giảm được giá thành sản phẩm trứng ấp mà không sử dụng nhiều đến điện sinh hoạt.
Sau hơn 2 năm tìm tòi nghiên cứu, anh đã sáng chế thành công lò ấp trứng bằng nhiệt sinh học. Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, thông gió mà sáng chế của anh Đạt hội tụ nhiều ưu điểm: Chức năng tự đảo 2 chiều, cấp nhiệt tự động, chu kỳ 21 ngày là nở, tỷ lệ trứng nở cao, phù hợp với các hộ chăn nuôi gia cầm có trang trại, tận dụng triệt để các thiết bị điện máy gia dụng bị hư để làm lò ấp trứng, bao gồm thân, vỏ, các khay đựng từ tủ lạnh, téc nước hỏng…, đồng thời khắc phục được nhiều khuyết điểm mà các loại máy truyền thống khác mắc phải.
Hiện nay, thị trường máy ấp trứng gà thường thì chỉ có thể ấp một kỳ là nở hết đợt này mới ấp đợt khác, còn máy do anh Đạt sáng chế nếu trứng đợt này đang ấp nhưng nếu có nhu cầu vẫn có thể đưa trứng mới vào ấp chung mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng giống và tỷ lệ nở của trứng. Bên cạnh đó, máy có thể ấp được nhiều loại trứng như trứng gà, vịt, ngan…
Ngoài ra, loại máy này còn giảm được gần 80% năng lượng điện tiêu thụ so với máy ấp trứng thông thường. Nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 30 - 350C thì lò sẽ tự ngắt năng lượng và chỉ chạy quạt gió, các quy trình đều được tự động hóa. So với giá cả thị trường thì lò ấp trứng do anh Đạt sáng chế có thể ấp tối đa từ 1 vạn đến 1,5 vạn trứng với giá khoảng 1.000 đồng/quả, rẻ hơn 50% giá cả thị trường.
Bên cạnh việc nhận ấp trứng gia cầm, anh Đạt đang mở trang trại chăn nuôi gà, vịt với số lượng trên 1.500 con cung cấp con giống cho bà con địa phương và các tỉnh lân cận. Anh Đạt cho biết, mô hình chăn nuôi này với diện tích hơn 1.000 m2. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Những món ăn hấp dẫn từ bào ngư như: bào ngư chấm mù tạt – xì dầu; bào ngư nấu cháo toàn tính (thả cả vỏ vào cháo). Ngoài ra, dược tính của bào ngư sẽ công hiệu hơn khi kết hợp với các vị thuốc bắc trong món canh “bào ngư, hải sâm đen, tần thuốc bắc” – một món chuyên dùng cho người già yếu phục hồi sức khỏe.
Mô hình thực hiện với quy mô 100m3 lồng, 1.000 con cá giống với 2 hộ tham gia là ông Lê Văn Thư và Hà Văn Đức ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống với kích cỡ tối thiểu 5cm/con, không còi cọc, dị hình, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng và 50% thức ăn công nghiệp, 50% vôi bột tỏa, 50% thuốc phòng bệnh cho cá. Tổng số tiền hỗ trợ 47.150.000 đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, thả cá, chăm sóc quản lý, phòng bệnh cho cá...
Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Tuy nhiên, việc sản xuất và quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế: toàn tỉnh hiện có trên 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương cá tra giống, sản lượng giống cá tra sản xuất được 18,9 tỷ con cá bột (giảm 1,3 tỷ con so với cùng kỳ), 1,19 tỷ con cá giống (tăng 51 triệu con); giống cá tra bố mẹ thoái hóa do cận huyết nên tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng đến giá thành; công tác kiểm tra chất lượng con giống còn bỏ ngõ dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo.