Nuôi Lợn Bán Hoang Dã Công Nhỏ Lãi Lớn

Ngay tại thị xã Bắc Kạn, những mô hình nuôi lợn lai rừng theo hình thức bán hoang dã đã được thực hiện hiệu quả. Nông hộ bỏ vốn đầu tư không quá lớn; công chăm sóc ít mà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nuôi lợn bán hoang dã đang hứa hẹn trở thành hướng làm kinh tế hiệu quả cao.
Theo chân anh Vũ Trí Quân - Chủ nhiệm dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn địa phương theo hình thức bán hoang dã tại thị xã Bắc Kạn", chúng tôi có dịp thăm mô hình được thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị Đinh Thị Vân ở tổ 10, phường Sông Cầu. Tại đây, hệ thống chuồng trại được xây dựng quy mô và đúng quy cách. Có chuồng bằng bê tông, mái lợp prô-xi-măng để nhốt lợn nái đẻ; có bãi thả để nuôi bán hoang dã lợn thịt.
Vài chục con lợn được nuôi trong khu vực quây lưới thép B40. Hầu hết trong số lợn thịt này đều đã được thương lái đặt mua từ lâu. Sau gần 2 năm nuôi lợn theo hình thức bán hoang dã, từ 10 lợn nái và 2 lợn đực, đàn lợn đã đẻ 149 con, gia đình chị đã bán được 125 con.
Trung bình mỗi con được 2 triệu đồng. Gia đình chị hết sức phấn khởi khi nhận rõ nuôi lợn theo hình thức bán hoang dã hiệu quả kinh tế cao với lãi mỗi năm khoảng 60 triệu đồng.
Gia đình ông Triệu Trí Việt ở tổ 2, phường Phùng Chí Kiên cũng là một trong số các hộ tham gia thực hiện mô hình dự án tại thị xã Bắc Kạn. Bỏ vốn đầu tư lưới thép B40, xây dựng chuồng trại ông đã dần đưa chăn nuôi lợn bán hoang dã thành một hướng làm giàu. Ông Việt chia sẻ, đầu tư ban đầu là khá lớn nhưng bù lại việc chăm sóc lại đơn giản.
Lợn con sinh ra sức chống chịu khỏe lại dễ cho ăn với thức ăn dễ kiếm như từ cây chuối, ngô, đu đủ, khoai, sắn, dong riềng… cho ăn sống, hoặc cho vào máy thái nhỏ rồi trộm với cám ngô, cám gạo, không cần nấu.
Mô hình nuôi lợn bán hoang dã của gia đình chị Đinh Thị Vân ở tổ 10, phường Sông Cầu (thị xã Bắc Kạn).
Dự án triển khai chỉ tại 5 hộ ở thị xã Bắc Kạn nhưng trong một thời gian các hộ đã có được hơn 700 con lợn con đẻ ra; xuất bán ra thị trường gần 600 con lợn thịt với giá bán ổn định. Theo tính toán thực tế, nếu chăn nuôi với quy mô của các hộ nói trên thì mỗi hộ sẽ có thu nhập khoảng 5,3 triệu đồng/tháng.
Anh Vũ Trí Quân cho biết, chăn nuôi lợn theo phương thức này phù hợp với trình độ sản xuất, kỹ thuật sản xuất của đại bộ phận nông hộ trên địa bàn thị xã Bắc Kạn nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Ngoài ra, nó còn giúp bảo tồn nguồn gen lợn địa phương theo phương thức kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa, đặc biệt là nhóm lợn đen tuyền.
Theo thống kê của dự án, trong số gần 600 lợn cung ứng ra thị trường có tới hơn 140 con được người dân mua về làm giống gồm 13 đực giống và 130 cái. Tạm tính quy mô một mô hình là 10 lợn cái sinh sản và 01 lợn đực giống thì đã có thêm 13 mô hình mới xuất hiện hứa hẹn nhiều hiệu quả kinh tế.
Trong bối cảnh, nhu cầu thực phẩm của người dân ngày càng theo hướng chọn chất lượng hơn số lượng thì chăn nuôi hướng này là rất phù hợp nhất là khi có nguồn giống đạt chuẩn cùng quy trình kỹ thuật được thử. Hiện vấn đề tiêu thụ vẫn chưa quá khó khăn nhưng nếu như xã nào cũng có vài trang trại nuôi lợn bán hoang dã trở lên thì nguy cơ giá bán sụt giảm dễ diễn ra.
Về lâu dài, nhân rộng các mô hình chăn nuôi lợn bán hoang dã là cần thiết nhưng ngành chức năng, địa phương cần nắm chắc quy trình chăn nuôi đã được ngành khoa học thử nghiệm đồng thời nghiên cứu thị trường tiêu thụ. Có như vậy, chăn nuôi lợn bán hoang dã mới trở thành nghề làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.

Ốc hương hiện là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Với đặc trưng là dinh dưỡng cao, giòn, mềm và hương thơm tự nhiên nên nhu cầu thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng ốc hương cả nước ước đạt 3.000 – 4.000 tấn/năm. Nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt.

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).