Sản xuất vụ mùa 2015 cần bố trí thời vụ hợp lý

Lưu ý trong sản xuất vụ mùa
Lệ thường, vào thời điểm sản xuất vụ mùa hàng năm có độ ẩm cao. Đây là điều kiện dễ xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại so với các vụ sản xuất khác trong năm. Mặt khác, đây cũng là thời gian thường xảy ra lũ lụt, lốc xoáy và hạn cuối vụ trong quá trình sản xuất. Do đó, Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo các địa phương cần bố trí thời vụ hợp lý. Không nên kéo dài thời vụ gieo trồng làm ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nước, là điều kiện lây lan mầm bệnh cho các vụ sau.
Theo lịch thời vụ sản xuất vụ mùa, đối với vùng chủ động nước và các huyện Đức Linh, Tánh Linh, tập trung xuống giống từ ngày 25/7 và kết thúc vào 20/8, chậm nhất đến ngày 30/8 chấm dứt gieo trồng lúa vụ mùa. Riêng các địa phương còn lại, xuống giống vụ hè thu muộn do ảnh hưởng của nắng hạn, tập trung xuống giống từ ngày 15/8 và kết thúc vào 15/9, chậm nhất đến ngày 20/9 chấm dứt gieo trồng lúa vụ hè thu muộn. Các giống lúa được phép sản xuất đại trà gồm ML 48, TH 6, ML 202, ML 214, OMCS 2000… Ngoài ra, các địa phương có thể bổ sung thêm một số giống vào cơ cấu giống của địa phương để sản xuất, nhưng các giống đó phải được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và phù hợp với điều kiện của từng địa bàn. Mỗi vùng nên bố trí từ 2 – 3 giống chủ lực, mỗi giống chiếm từ 25 - 30% tổng diện tích để hạn chế thiệt hại của rầy nâu khi phát sinh thành dịch.
Giải pháp triển khai
Theo ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp & PTNT), các địa phương cần nắm chắc tình hình thời tiết, nguồn nước để xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí thời vụ phù hợp với tình hình của từng vùng, từng địa bàn, đồng thời hướng dẫn nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, đất đai... Đối với huyện Đức Linh, Tánh Linh phương án bố trí sản xuất ở các vùng thường xảy ra lũ quét, vùng ngập sâu không bố trí sản xuất vụ mùa mà chuyển sang sản xuất vụ đông xuân sớm để tránh được lũ chính vụ trong tháng 9, 10.
Đặc biệt, ở những chân ruộng cao hoặc ruộng đã sản xuất 2 vụ lúa, ruộng có điều kiện nên chuyển sang sản xuất các cây trồng cạn như bắp lai, rau đậu các loại để hạn chế thiệt hại về dịch bệnh. Mặt khác, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, nông dân cần tập trung vệ sinh đồng ruộng và tiến hành làm đất kỹ mới tổ chức gieo trồng vụ mùa. Việc gieo trồng phải tập trung đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng để phòng chống và hạn chế tối đa rầy nâu và dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Sở Nông nghiệp & PTNT cũng khuyến cáo bà con sử dụng giống lúa xác nhận để tăng cường sức đề kháng của cây lúa. Nên sử dụng các giống lúa ngắn ngày để hạn chế hạn cuối vụ và trễ vụ sản xuất đông xuân 2015 - 2016. Lượng giống lúa gieo phải đảm bảo mật độ khuyến cáo là từ 120 - 150 kg/ha, không gieo dày trên 150 kg/ha để dễ quản lý sâu bệnh hại và bón phân cân đối (bón đạm vừa phải, tăng cường thêm kali, lân; áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng…), sử dụng các loại phân sinh học, hữu cơ vi sinh…
Related news

Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.

Về xã Lão Hộ trong một chiều mưa xuân, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự đổi khác của khung cảnh làng xóm nơi đây. Con đường làng đất đỏ chạy dài xưa kia nay đã được bê tông hoá hoàn toàn, xung quanh là những toà nhà cao tầng khang trang.

Sau một thời gian tuột dốc, gần đây hành tím đã tăng giá trở lại, nông dân trồng hành đang mong có vụ mùa bội thu. Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - nơi có diện tích trồng hành tím lớn nhất ĐBSCL, giá hành tím thương phẩm thương lái thu mua đang ở mức 15.000 đồng/kg

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.