Sản xuất vụ hè thu tăng cường giải pháp giống, đa dạng cây trồng

Theo đó, vụ hè thu năm nay, ngành Nông nghiệp tỉnh phấn đấu gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa: 7.552 ha, ngô: 29.071 ha, sắn: 15438 ha, khoai lang: 6.118 ha, cây thực phẩm: 4.624 ha. Tổng sản lượng lương thực trong vụ ước đạt trên 239.000 tấn.
Để đạt được mục tiêu này, ngành Nông nghiệp tỉnh yêu cầu các cấp, ngành địa phương và bà con nông dân cần xác định thời vụ gieo trồng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, tránh tình trạng khô hạn hay ngập úng cuối vụ, đảm bảo thời gian gieo trồng cho vụ sau.
Theo đó, các địa phương cần tổ chức triển khai chỉ đạo sản xuất kịp thời và ăn chắc nhằm hạn chế ảnh hưởng do thời tiết gây ra. Đồng thời, trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa cây trồng, các cấp, ngành, địa phương cần bố trí cơ cấu cây trồng và luân canh hợp lý; tập trung mở rộng diện tích các loại cây có ưu thế đã xác định qua các vụ sản xuất như ngô lai, khoai lang, đậu nành, lạc, đậu xanh…
Đối với cây lúa, Sở Nông nghiệp – PTNT khuyến cáo các địa phương không gieo cấy lúa trên những diện tích có khả năng về nguồn nước như các huyện Krông Nô, Đắk R’lấp, Chư Jút… Bên cạnh đó, các địa phương cần xác định các giống chủ lực với cơ cấu diện tích chiếm khoảng 60% - 70% là giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao như RVT, IR64, OMCS 2000, VND 95-20, Nhị ưu 838, Syn 6, BiO 404, VT 404, Nghi hương2308, BTE-1, Kim ưu 725, TH 3-3, HT 1… Diện tích còn lại từ 30% - 40% là các giống lúa đặc sản và các giống khác. Đối với cây ngô, bà con nên tăng cường sử dụng các giống như C919, DK 171, V98 – 1, Bioseed 9698, V2002, LVN 99, CP 888…
Còn đối với cây hoa màu, ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân sử dụng các giống có năng suất cao, tránh sử dụng các giống cũ đã bị thoái hóa vào sản xuất, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh, năng suất thấp. Một số giống lạc ưu tiên sử dụng như L14, L23, SVL1, MDD7… và các giống đậu nành DD84, ĐT 200, HL203…
Cũng ngay từ đầu vụ hè thu năm nay, ngành Nông nghiệp, chính quyền các địa phương đã kiên quyết chỉ đạo không mở rộng diện tích cà phê, hồ tiêu, sắn, cây mắc ca, đồng thời, hướng dẫn nông dân đầu tư theo hướng thâm canh, cải tạo vườn cây, thực hiện xen canh cây trồng, tránh sự rửa trôi, thoái hóa bạc màu đất.
Ngoài ra, bên cạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, các địa phương cần thường xuyên tăng cường theo dõi, chủ động nhận định, dự báo tình hình phát sinh dịch hại, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh ở những vùng có dấu hiệu phát sinh dịch hại.
Đồng thời, các ngành, địa phương đẩy mạnh diện tích ứng dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), chương trình “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo biện pháp “4 đúng” là đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc, đúng cách...
Có thể bạn quan tâm

Hằng năm, khoảng tháng 5 và tháng 6 (âm lịch), nhiều người dân tại các vùng lũ ở ĐBSCL mua cá giống để thả trên chân ruộng lúa nên sức mua nhiều loại cá giống tăng, nhất là các loại cá trắng

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào