Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất vải, bao bì, thắt lưng… từ lá khóm

Sản xuất vải, bao bì, thắt lưng… từ lá khóm
Publish date: Saturday. August 22nd, 2015

Với đề tài “Tơ sợi thiên nhiên từ lá khóm”, 5 học sinh trường THPT An Lạc Thôn gồm: Lê Song Hồ, Trần Thanh Tú, Nguyễn Liêm Phúc, Ngô Tường Khánh, Mai Nguyễn Bảo Hân vừa đoạt giải nhất hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng Sóc Trăng 2015.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên dạy môn Sinh học của trường, người hướng dẫn đề tài, kể:“Vào tháng 9-2014, khi tỉnh triển khai hội thi, trường đã phố biến cho học sinh. Ban đầu, các em đã nghiên cứu tơ sợi trên lục bình, xơ dừa, lác nhưng không hiệu quả do không có độ bền, mau đứt”. Sau một thời gian, nhóm đã dùng lá khóm để thử nghiệm.

“Sau khi thu hoạch khóm, nông dân bỏ lá rất nhiều. Vì vậy tụi em nghĩ đem lá khóm về nghiên cứu xem sao”-Bảo Hân nói. Lá khóm khi được thu gom đem về rửa sạch, dùng chày đập dập lá hay sử dụng vi sinh vật phân hủy thịt lá, rồi loại bỏ phần thịt lá, giữ lại các sợi tơ. Sau đó, đem các sợi tơ này ngâm qua dung dịch axit axetic đến khi nào thấy trắng và đem phơi nắng. Em Lê Song Hồ vui mừng: “Không ngờ sợi sau khi tách ra từ lá khóm chịu lực tốt, từ 6-8 Newton, tuy mỏng nhưng kéo ra rất khó đứt”. Vì vậy, theo lời thầy Hải, loại tơ sợi này có thể dùng dệt vải, làm thắt lưng, dây thừng, tóc giả…

Tơ sợi từ lá khóm có độ bền cao, chịu lực tốt nên có thể dùng làm bao bì, quần áo, thắt lưng

Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho các ngành trên, tơ sợi từ lá khóm có thể dệt thành vải, sản xuất ra bao bì thân thiện với môi trường.

Bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Tơ sợi từ lá khóm có tính ứng dụng rất cao vì có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, còn việc đưa nó vào thực tế cần sự đầu tư, khai thác của nhiều đơn vị khác. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn trường đăng ký bảo hộ bản quyền”.


Related news

"Rau Kỷ Luật" Ở Suối Thông B (Lâm Đồng)

Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ với hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Tuesday. December 9th, 2014
Mía Chục Đầu Vụ Được Giá Mía Chục Đầu Vụ Được Giá

Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.

Thursday. July 24th, 2014
Giá Cà Phê Cao, Nông Dân Phấn Khởi Giá Cà Phê Cao, Nông Dân Phấn Khởi

Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.

Tuesday. December 9th, 2014
Hà Nội Tích Cực Chăm Sóc Rau Màu Sau Bão Hà Nội Tích Cực Chăm Sóc Rau Màu Sau Bão

Mặc dù cơn bão số 2 không đổ bộ trực tiếp vào Hà Nội, nhưng những trận mưa trong mấy ngày qua đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều diện tích rau, hoa màu ở ngoại thành. Ngay sau khi bão tan, bà con nông dân đã tích cực ra đồng tháo nước, chăm sóc, bón phân cho cây trồng.

Thursday. July 24th, 2014
Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.

Thursday. July 24th, 2014