Sản xuất tôm sú giống hạn chế bệnh còi

Trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV trên tôm sú giống chiếm 60 - 65%, thì kết quả của dự án đã giảm xuống dưới mức 30%.
Ngoài việc giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh MBV, năng suất trung bình còn tăng 20 - 40% so với phương pháp truyền thống.
Chất lượng tôm giống thu được khi áp dụng quy trình hạn chế dịch bệnh là tôm khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ và kiểm dịch đạt chất lượng trước khi xuất bán.
Quy trình sản xuất tôm giống này đang được triển khai thí điểm tại 3 trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.
Theo đánh giá của các chuyên gia, quy trình sản xuất giống hạn chế dịch bệnh đã kiểm soát chất lượng nước, chất lượng tôm bố mẹ, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên chất lượng tôm giống đạt chất lượng, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Bệnh MBV là do Baculovirus gây ra.
Tôm nhiễm MBV thường có màu đen tối, kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kỳ lột xác kéo dài...
Tôm nhiễm MBV sau 3 đến 4 tháng nuôi vẫn có kích thước rất nhỏ, cơ thể tôm yếu và dễ mẫn cảm với các mầm bệnh nguy hiểm khác gây tỷ lệ chết cao.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!

Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng

Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng (Bình Dương), nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình.

Cuối cùng, điều lo lắng nhất cũng đã xảy ra: Dịch tai xanh trên lợn sau nhiều tháng hoành hành tại miền Bắc đã bắt đầu "tấn công" các tỉnh phía Nam. Bạc Liêu và Đồng Nai là những tỉnh đầu tiên dịch bệnh này tràn đến...