Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Ương Nghêu Giống Phát Triển Mạnh Ở Tiền Giang

Nghề Ương Nghêu Giống Phát Triển Mạnh Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 10/06/2012

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.

Nhiều hộ ương nghêu giống cho biết, sau thời gian ương khoảng 25 ngày, nghêu giống sẽ chuyển từ cỡ 2 - 3 triệu con/kg sang cỡ 600 - 800 ngàn con/kg (tỷ lệ nghêu sống từ 80 - 90%), khi đó người nuôi lời khoảng 4 - 5 đồng/con. Mỗi hộ ương nghêu có diện tích bình quân khoảng 1.500 m2 có thể ương được 30 triệu con nghêu giống, sau khi trừ chi phí, mỗi đợt người ương nghêu còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

Theo ông Trần Văn Vinh, ấp Cầu Muống (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) - người sản xuất, ương nghêu giống thành công đầu tiên ở Tiền Giang, vùng biển Tân Thành có điều kiện tự nhiên tương đồng với nhiều khu vực nuôi nghêu khác trong cả nước, nên nghêu giống được ương ở nơi này đem nuôi ở các nơi khác thì tỷ lệ sống rất cao. Do đó, Tiền Giang có lợi thế rất lớn để phát triển nghề ương nghêu giống cung cấp cho vùng nuôi nghêu thịt tại chỗ và các tỉnh khác trong cả nước.

Về nghêu giống tự nhiên, năm nay nghêu giống xuất hiện khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 với diện tích khoảng 15 héc ta sát bờ từ giáp ranh khu du lịch sinh thái Bình An đến giáp ranh Ban quản lý Cồn bãi. Tuy nhiên, mật độ nghêu giống xuất hiện rất thưa, đến nay sản lượng nghêu giống tự nhiên đã thu hoạch khoảng 100 - 120 triệu con.

Đối với sản xuất nghêu giống nhân tạo, hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn 4 trại sản xuất giống với diện tích khoảng 5 héc ta (trong đó có Trung tâm giống Tân Thành). Nguồn nghêu bố mẹ chủ yếu được các trại tuyển lựa tại chỗ, bên cạnh đó, để chủ động cho sản xuất một số trại còn lấy giống bố mẹ từ các nơi khác như Bến Tre, Cần Giờ, Vũng Tàu. Đến nay, các trại đã sản xuất được khoảng 800 triệu con giống với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Báo Cáo Kết Quả Kiểm Tra Cá Tầm, Ếch Nhập Lậu Trong Tháng 5 Báo Cáo Kết Quả Kiểm Tra Cá Tầm, Ếch Nhập Lậu Trong Tháng 5

Mấy ngày vừa qua có thông tin phần lớn cá tầm, ếch bán tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội được nhập lậu từ Trung Quốc về bán với giá rẻ.

08/05/2013
Trồng Rau Muống Lấy Hạt Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Rau Muống Lấy Hạt Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất và kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Hiệp Xương (An Giang) có nhiều giải pháp tập trung thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tăng lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong đó, mô hình “Trồng cây rau muống lấy hạt” là một trong những điển hình của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Tân.

28/07/2013
Diện Tích Trồng Nấm Rơm Giảm Mạnh Ở Chợ Mới (An Giang) Diện Tích Trồng Nấm Rơm Giảm Mạnh Ở Chợ Mới (An Giang)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.

08/05/2013
Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Đồng Ruộng Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Đồng Ruộng

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.

28/07/2013
Vượt Khó Làm Giàu Vượt Khó Làm Giàu

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

28/07/2013