Khó Khăn Gì Khi Làm GAP ? Nhà Vườn Trực Tiếp Sản Xuất Nói Gì ?
Ông Nguyễn Ngọc Điều, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang có 3.000 m2 trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nói: SX trái cây theo tiêu Global GAP rất an toàn cho người tiêu dùng. Sở dĩ nhà vườn không đeo nổi với tiêu chuẩn này là do trái chín bán bằng với giá không tiêu chuẩn.
Trong khi đó, để có trái cây đạt GlobalGAP phải thực hiện cả trăm yêu cầu rất khắt khe, công sức, mồ hôi đổ xuống vườn cả năm nhưng thu lại không xứng đáng. Hỏi có DN tiêu thụ đứng sau nhà vườn hỗ trợ đầu ra thì ông Điều bảo không có. Chính vì vậy cái mối thắt của GlobalGAP ở HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim càng lúc càng thắt.
Mối thắt này chưa tháo được lại thêm mối thắt khác đó là chi phí tái chứng nhận GAP quá cao. Ông Nguyễn Văn Ngàn, Chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang nói: Chứng nhận GlobalGAP chỉ được một năm, muốn tái công nhận thì phải có tiền đóng. Vận động nhà vườn đóng góp thì bà con không có tiền hùn, thế là buông xuôi đên nay.
HTX bưởi năm roi Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long cũng không thể lo đủ 200 triệu đồng để đóng phí tái chứng nhận GAP. Thế là nhiều nhà vườn từng SX bưởi theo tiêu chuẩn Global GAP trong HTX đã được một Cty ở Tiền Giang, chuyên xuất hàng đi Hà Lan đến ký hợp đồng thu mua.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ nhiệm HTX bưởi 5 Roi Mỹ Hòa nói: Nếu bây giờ có DN hỗ trợ một khoản chi phí tái chứng nhận GAP thì bà con sẽ quay trở lại với Global GAP. Ông Nguyễn Văn Hai, xã viên HTX bưởi năm roi Mỹ Hòa bộc bạch: Trồng bưởi GlobalGAP có lợi lớn là đảm bảo an toàn sinh học, loại bỏ hóa chất, sản phẩm làm ra bán được giá cao hơn từ 15- 20%. Sau hơn một năm gắn bó với GlobalGAP thực sự người dân và HTX đã thấy được giá trị của nó. Tuy nhiên, giá trị của mảnh giấy thông hành GlobalGAP chỉ có 1 năm là quá ngắn.
Ông Nghĩa nói: Để tái chứng nhận thì HTX phải có số tiền khoảng 200 triệu đồng đóng phí cho tổ chức tái chứng nhận. Chính cái phí quá cao nên 26 nhà vườn trồng bưởi Global GAP ở Mỹ Hòa đã sang đầu quân SX hàng bán cho Cty ở Tiền Giang. Điều này cho thấy, giá trị trái cây GlobalGAP đã rõ, nhưng muốn tồn tại thì phía sau lưng phải có DN làm đầu mối tiêu thụ và chia sẻ phí tái chứng nhận GAP cùng nhà vườn. Ông Lê Văn Biên, Phó phòng Kinh tế Bình Minh, Vĩnh Long nói: Để Global GAP tồn tại và phát triển được phải có DN tiêu thụ sản phẩm, yểm trợ cho nhà vườn đầu ra. DN phải chia sẻ hài hòa lợi ích với nhà vườn mới mang tính bền vững.
Ở HTX bưởi 5 roi Kế Thành, huyện Kế Sách, Sóc Trăng cũng vậy. HTX trồng bưởi 5 roi theo tiêu chuẩn Global GAP bán cho Cty theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm, có giá bảo hiểm rất hiệu quả. Ông Huỳnh Văn Bông, ấp Kênh Giữa 2, xã Kế Thành rất vui khi 6.000 m2 cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Ông Bông nói: Muốn bán bưởi được giá thì phải SX theo tiêu chuẩn quốc tế để XK sang Hà Lan.Khi đã làm theo tiêu chuẩn, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, có giá sàn thì rất dễ tính toán lợi nhuận trong SX.
Ông Đặng Văn Nám, Chủ nhiệm HTX bưởi 5 roi Kế Thành cho biết: HTX có 16 hộ đang canh tác 17 ha. HTX đã ký được hợp đồng tiêu thụ bưởi với Cty TNHH The Fruit Republie ở Đơn Dương, Lâm Đồng, giá cả được chia làm 2 phân khúc, vụ thuận và vụ nghịch, SX phải theo tiêu chuẩn Global GAP. Hiện tại, từ nay đết hết tháng 6/2012 là vụ nghịch, Cty ký hợp đồng thu mua bưởi với giá 11.000 đ/kg.
Ông Nám nói: SX trái cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP có DN hỗ trợ đầu ra thì nhà vườn rất phấn khởi. Ngoài ký hợp đồng với HTX, Cty TNHH The Fruit Republie còn ký với nhóm nông dân SX bưởi theo tiêu Global GAP ở Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; HTX bưởi năm roi Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với giá cao hơn giá thị trường 15%. Cty sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận của mình, yểm trợ nhà vườn khi cần thiết.
Đối với trái chôm chôm ở Bến Tre cũng đã có GAP nhưng nhà vườn vẫn còn đau đầu là thiếu DN đứng sau lưng yểm trợ. Ông Võ Văn Hớn, ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, Bến Tre- chủ nhân của chứng nhận Global GAP cho biết: Chứng nhận Global GAP đến nay đã hết hạn và đang chuẩn bị 50 triệu đồng để đóng phí tái chứng nhận.
Nếu năm nay tái chứng nhận lại mà không có DN yểm trợ đầu ra thì hết thời hạn 1 năm nữa sẽ bỏ luôn. Vì 2 năm nay có chứng nhận nhưng có xuất bán được trái chôm chôm nào đi Mỹ hay Châu Âu đâu. Và không phải nhà vườn nào cũng có tiền, có ý chí kiên trì như ông Hớn. Hiện tại, Chợ Lách đã có trên 26,3 ha chôm chôm đã được nông dân SX theo tiêu chuẩn Global GAP. Theo đó đầu ra vẫn còn tiêu thụ nội địa hoặc xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Ông Hớn nói: Vụ chôm chôm mới đang bắt đầu làm bông, làm trái. Hiện tại đã có một vài đối tác nước ngoài đến ngỏ ý ký hợp đồng thu mua. Đây là tín hiệu tốt để phát huy giá trị của mảnh giấy thông hành mà ông đã xây dựng mấy năm qua.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Lách cho hay: SX trái cây theo tiêu chuẩn Global GAP nhà vườn phải kiên trì làm dài hơi, đối tác ở những thị trường khó tính mới biết và tìm đến hợp tác phát triển. Muốn duy giá trị của chứng nhận thì sau lưng nhà vườn làm GlobalGAP phải có DN làm đầu mối tiêu thụ và DN phải hài hòa chia sẻ lợi ích của nhà vườn khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 20 năm trở lại đây, gần 100 hộ dân ở xã đảo Nghi Sơn ăn nên làm ra nhờ vào nghề nuôi cá lồng. Không chỉ giúp các hộ dân thoát nghèo mà nghề nuôi cá lồng còn góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở xã đảo Nghi Sơn
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB, ngày 5 – 6/5 Hội thảo “Vai trò của Khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực: Thương mại và Hạ tầng xuyên biên giới” cũng được tổ chức
Do thả nuôi trái lịch thời vụ, độ mặn trong nước chưa thích hợp nên đã có 106 hộ nuôi tôm ở Trà Vinh với hơn 9,2 triệu con tôm sú bị chết.
Oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Do oxy thường giảm thấp vào ban đêm, nhất là vào lúc 2 – 5 giờ sáng nên cần cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu
Khi các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên và cả Bắc Trung bộ đang sốt việc tìm kiếm đất để trồng cao su thì ở xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú (Bình Phước), anh Dụng Quý Đông (45 tuổi) lại đốn hạ 8 ha cao su ở độ tuổi sung mãn khai thác mủ để trồng cây ăn quả.