Sản xuất tôm sú giống hạn chế bệnh còi
Trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV trên tôm sú giống chiếm 60 - 65%, thì kết quả của dự án đã giảm xuống dưới mức 30%.
Ngoài việc giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh MBV, năng suất trung bình còn tăng 20 - 40% so với phương pháp truyền thống.
Chất lượng tôm giống thu được khi áp dụng quy trình hạn chế dịch bệnh là tôm khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ và kiểm dịch đạt chất lượng trước khi xuất bán.
Quy trình sản xuất tôm giống này đang được triển khai thí điểm tại 3 trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.
Theo đánh giá của các chuyên gia, quy trình sản xuất giống hạn chế dịch bệnh đã kiểm soát chất lượng nước, chất lượng tôm bố mẹ, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên chất lượng tôm giống đạt chất lượng, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Bệnh MBV là do Baculovirus gây ra.
Tôm nhiễm MBV thường có màu đen tối, kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kỳ lột xác kéo dài...
Tôm nhiễm MBV sau 3 đến 4 tháng nuôi vẫn có kích thước rất nhỏ, cơ thể tôm yếu và dễ mẫn cảm với các mầm bệnh nguy hiểm khác gây tỷ lệ chết cao.
Related news
Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.
Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.
Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.
Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.