Bưởi Không Hạt Từcông Nghệ Hạt Nhân

Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.
Sau hơn 5 năm nghiên cứu và triển khai đề tài SX giống bưởi đường lá cam Tân Triều (Đồng Nai) bằng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân nhằm tạo ra giống mới không hạt đã thu được những kết quả khả quan.
Sở KN-CN Đồng Nai cho biết, để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ cô ban 60.
Sau khi chiếu xạ, 1.000 cành này được ghép với 1.000 cây bưởi mẹ từ vùng bưởi Tân Triều để chọn ra giống ưu việt, ít hạt nhất. Từ 1.000 cây, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được ba giống có quả không hạt gồm: ĐLC240, ĐLC434 và ĐLC436. Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt nhận định, dòng bưởi đường lá cam Tân Triều là một loại trái cây đã có thương hiệu.
Để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ.
Trước đó, người dân Tân Triều chỉ phát triển vùng bưởi ở quy mô nhỏ, theo hình thức hộ gia đình với diện tích khoảng 200 ha. Tuy nhiên, đến nay nơi đây đã phát triển thành vùng bưởi tập trung gần 900 ha thuộc địa bàn 8 xã ven sông Đồng Nai của huyện Vĩnh Cửu.
Vào tháng 5/2011, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã trao chứng nhận GlobalGAP và VietGAP cho người trồng bưởi Tân Triều. Trong đó có 5 hộ canh tác với diện tích 6,7 ha đạt chứng nhận GlobalGAP và 11 hộ trồng 3,1 ha đạt VietGAP.
Ưu điểm của công nghệ này trong nông nghiệp là tạo ra những giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao. Đồng thời giúp người nông dân bảo quản tốt hơn sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.
Theo đánh giá, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào quá trình SX nông nghiệp là một loại hình mới, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, năng lượng nguyên tử là chìa khoá để ngành nông nghiệp trong nước có thể vươn xa không những trong khâu đột biến gen, tạo giống mới mà còn cải tạo khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch để có thể đáp ứng các hàng rào kỹ thuật, đưa sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài.
Tiến sỹ Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ hạt nhân vào SX nông nghiệp và đã thu được những kết quả khả quan. Đồng Nai cũng đang triển khai xây dựng một trung tâm chiếu xạ đặt trong Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ.
Khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ đảm nhiệm vai trò chiếu xạ, nhằm giúp người nông dân bảo quản sau thu hoạch và loại bỏ được những mầm bệnh trên sản phẩm nông nghiệp.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thành công bước đầu trong SX nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao thông qua việc hợp tác giữa Sở KH-CN Đồng Nai, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam bộ thời gian qua đã mang lại kết quả khả quan, đây sẽ là hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Mới đây, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết đề án thí điểm tổ chức “khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” ở TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa có thông báo cho phép khai thác một số loài hải đặc sản tại vùng biển Bình Thuận. Theo đó, từ ngày 1/8/2015 đến hết ngày 31/3/2016, các tổ chức, cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm sò lông, điệp quạt, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm ước đạt 3,72 triệu tấn và 1,59 tỷ USD, giảm hơn 3% về khối lượng và 8,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.