Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.
Tỉnh Kiên Giang không khuyến khích sản xuất lúa vụ 3, bởi đây là giai đoạn cao điểm mùa mưa bão, điều kiện sản xuất bất lợi với nhiều trở ngại, không đảm bảo đến khi thu hoạch. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn tự ý gieo sạ.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 50.000 ha lúa được gieo sạ, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và TP Rạch Giá.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết, đất đai bạc màu, thời gian sản xuất lúa vụ 3 cũng là thời điểm lúa dễ bị sâu bệnh. Giá lúa sản xuất vụ 3 thường ở mức thấp, khó tiêu thụ do chất lượng không cao, phẩm cấp gạo thấp.
Vì vậy, trước khi quyết định sản xuất thêm lúa vụ 3, bà con nông dân cần tính toán thật kỹ để tránh tình trạng thua lỗ, đất đai bạc màu, ảnh hưởng bất lợi đến vụ mùa tiếp sau.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ và cũng là tâm huyết của ông Liu Yi Sung - Phó Tổng giám đốc Công ty Grobest, một công ty sản xuất thức ăn cho tôm lớn tại Việt Nam và ông cũng là người đã có khoảng thời gian dài gắn bó với ngành thủy sản Việt Nam.

Hiện có nhiều thông tin trái chiều về hiệu quả cũng như tác hại của con tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, nhiều người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thành công với con tôm thẻ chân trắng và xem đối tượng này như là cứu cánh của người nuôi tôm

Cỏ VA06 cho năng suất vô địch, có thể đạt 300-350tấn/năm/ha. Cỏ lại có chất lượng tốt, vì vậy, VA06 được khuyến cáo trồng ở khắp nơi. Đó sẽ là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu cho trâu bò và các loài động vật ăn cỏ khác.

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ. Giá sắn lên cao ngất ngưởng trong năm ngoái đã khiến cho hàng nghìn nông dân mở rộng diện tích sắn. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, áp lực thu sắn chạy lũ trong khi việc tiêu thụ khó khăn đang khiến cho người trồng sắn kêu trời

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.