Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang vừa tổ chức Tổng kết đánh giá Dự án "Sản xuất rau chứng nhận VietGAP" ở huyện Châu Thành và huyện Gò Công Đông.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Qua vụ sản xuất, nông hộ thu hoạch cải các loại năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha, lợi nhuận 30 - 70 triệu/ha, nông dân đã biết ghi chép nhật ký sản xuất. Các hộ tham gia mô hình được Công ty TNHH công nghệ Nho Nho cấp giấy chứng nhận đạt VietGAP.
Ngoài mục tiêu về kinh tế, các mô hình còn mang lại những giá trị về xã hội, môi trường như đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, sức khoẻ cho người tiêu dùng. Đây là mô hình đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất theo phương thức mới, tiên tiến, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, vừa nâng cao được giá trị sản phẩm hàng hóa, vừa tạo cơ hội cho nông dân trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Related news

Theo đó, ngày 9/7/2014 cơ sở giết mổ (CSGM) Hoàng Phúc (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An) tiếp nhận 2 xe vận chuyển heo mang biển số 36C-30436 và 36C-01729 xuất phát từ khu tập trung lợn tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đưa vào cơ sở để giết mổ, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (GCNKD) số 004613/CN-KDĐVNT và 004625/CN-KDĐVNT cấp ngày 6/7/2014 và 7/7/2014 của Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình. Tổng số heo của 2 xe là 336 con.

Theo Vinafruit, để đa dạng thị trường, có thêm thị trường mới, điều bắt buộc là trái thanh long phải xử lý được sâu đục trái. Vì thế, người trồng thanh long kỳ vọng một khi Việt Nam có thể kiểm soát được ruồi đục trái nhờ biện phát chiếu xạ sẽ giúp trái thanh long sẽ có mặt ở những thị trường mới, số lượng XK cũng lớn hơn.

Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.

Ngoài bán bông tươi, người dân còn làm dưa chua điên điển, giá 30.000 đ/hộp (0,5kg). Bông điên điển là món ăn ưa thích của người dân ĐBSCL, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Hiện tại, giá lúa IR 50404 thu mua tại ruộng đang ở mức 5.000 - 5.200 đ/kg. Còn gạo nguyên liệu thuộc giống IR 50404 đang được các DN chế biến và XK thu mua với giá 7.600 - 7.700 đ/kg, tăng 100 đ/kg so với tuần trước.