Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng

Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng
Ngày đăng: 20/10/2014

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.

Niên vụ năm nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi trồng trên 20.500ha mì, năng suất bình quân khoảng 18,5 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 380.000 tấn.

Đối với diện tích mì ở những vùng trũng thấp, mới bước vào mùa mưa nông dân đã vội thu hoạch, nhằm tránh thiệt hại nếu có bão, lũ xảy ra. Tại xã Tịnh Hà, vùng nguyên liệu mì lớn nhất huyện Sơn Tịnh, mặc cho những cơn mưa nặng hạt kéo dài, nhiều nông dân vẫn hối hả ra đồng thu hoạch mì.

Thế nhưng, đến thời điểm này Tịnh Hà cũng chỉ mới thu hoạch được khoảng 25% diện tích. Bà Lê Thị Bông, ngụ thôn Hà Nhai Bắc, cho biết: "Vụ mì năm nay, gia đình tôi trồng được 1ha. Mặc dù mì chưa đạt "độ chín" như mong muốn, nhưng gia đình vẫn tiến hành thu hoạch. Mấy ngày nay mưa to kéo dài, chân ruộng thấp nên rất khó thoát nước. Mình mà "ngâm" mì đợi giá thì củ bị thối hết. Chúng tôi không dại gì “đánh cược” với trời".

Với giá thu mua mì tại hai nhà máy sản xuất tinh bột mì Tịnh Phong và Sơn Hải hiện nay là 1.900 đồng/kg có 30% độ bột, nông dân thu khoảng từ 38 - 47,5 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hầu hết mì đầu vụ chỉ cho độ tinh bột từ 25 - 27% nên nông dân chỉ thu được khoảng 35 - 45 triệu đồng/ha. Nhiều nông dân cho biết, với giá thu mua như vậy, trừ hết chi phí, họ vẫn thu lãi cao.

Ông Đinh Ôn, ngụ thôn Hà Bắc, xã Sơn Hạ (Sơn Hà) một trong những hộ dân nhiều năm gắn bó với cây mì chia sẻ: "Gia đình tôi trồng khoảng 2ha mì, ước tính thu được khoảng 40 tấn. Ý định vẫn muốn để mì đến cận Tết Nguyên đán mới bán, nhưng vì mưa kéo dài, nếu để lâu ở vùng đất trũng, mì sẽ hỏng hết.

Giá thu mua có giảm nhẹ so với năm trước, nhưng nhìn chung, tôi và nhiều bà con trồng mì trong thôn vẫn yên tâm. Giá mì ổn định, mình “a lô” là có người đến mua ngay, không chầu chực như nhiều loại nông sản khác”.

Ông Lê Minh - Phó Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột mì Sơn Hải cho biết: "Tổng diện tích trồng mì năm nay của các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long khoảng 6.000ha, trong đó có khoảng 2.000ha nằm trong vùng trũng thấp. Từ đầu năm đến nay, nhà máy đã thu mua của bà con gần 55.000 tấn mì nguyên liệu, sản xuất 14.000 tấn sản phẩm tinh bột.

Dự kiến từ nay đến cuối năm nhà máy thu mua đạt sản lượng 120.000 tấn, sản xuất 30.000 tấn tinh bột. Để nông dân đồng hành cùng với nhà máy, gắn bó lâu dài với cây mì, quan điểm của nhà máy là luôn ưu tiên thu mua mì nằm trong diện có nguy cơ ngập úng cao, nhằm giảm thiệt hại cho bà con”.


Có thể bạn quan tâm

Gặp đại gia sở hữu 25 ha tiêu Gặp đại gia sở hữu 25 ha tiêu

Ở Chư Sê (Gia Lai), nói về đại gia chân đất thì nhiều vô kể, nhưng có một con người mà bất kể ai ngay từ lần gặp đầu tiên cũng đều ấn tượng mạnh, đó là Đào Tiến Tình (SN 1971, thường trú tại huyện Chư Sê).

19/10/2015
Trồng mới 2.000 ha mây và 500 ha tre Trồng mới 2.000 ha mây và 500 ha tre

Ngày 16/10, Dự án Mây Tre Keo bền vững WWF-Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển ngành Mây Tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020.

19/10/2015
Loay hoay cây mía củ gừng Loay hoay cây mía củ gừng

Cái vòng luẩn quẩn, tìm chỗ đứng cho loài cây bám trụ trên đất rẫy ở Thới Bình (Cà Mau), vẫn cứ bấp bênh từ nhiều năm nay. Vùng đất phèn mặn này trước đây người nông dân trồng cây khóm, cây tràm rồi cây trúc…

19/10/2015
Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

19/10/2015
Nỗi lo về giá cao su Nỗi lo về giá cao su

Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.

19/10/2015