Sản Xuất Nếp Theo Mô Hình Cánh Đồng Lớn
An Giang vừa triển khai dự án chuỗi liên kết sản xuất lúa nếp có bao tiêu sản phẩm theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Phú Tân.
Theo đó Công ty TNHH thương mại đầu tư Tín Thương hợp tác sản xuất với hai hợp tác xã Phú Thành và Phú Thượng, huyện Phú Tân trên diện tích 500ha chuyên canh nếp từ vụ đông xuân tới. Công ty cung ứng trước vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, sau đó thu mua sản phẩm theo giá thị trường.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 31 tỉ đồng, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 25 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi 7%/năm theo hình thức cho vay thí điểm khi thực hiện chuỗi liên kết sản xuất.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, giám đốc Sở Công thương An Giang, cho biết tại tỉnh có bốn doanh nghiệp được ngân hàng cho vay thí điểm khi thực hiện chuỗi liên kết với 350 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.
Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.
Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa tổng kết mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao vụ hè thu năm 2013.
Theo nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh An Giang, giá cá nguyên liệu đang dao động ở mức 22.000 đồng/kg, với giá này người nuôi không có lời.
Quyết tâm tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, anh Phạm Văn Lòng, ngụ tại ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi rắn ráo trâu. Mô hình này đã đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Lòng.