Khan Hiếm Cỏ Nuôi Bò

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.
Địa bàn huyện Trà Ôn là một trong địa phương có đàn bò khá lớn với trên 10.000 con. Ông Nguyễn Minh Thuấn- Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT Trà Ôn cho biết, nhiều năm trở lại đây cỏ tự nhiên không còn đáp ứng nguồn thức ăn để chăn nuôi bò. Nông dân ở các xã Tân Mỹ, Trà Côn đã mua cỏ voi ở địa phương khác về trồng trên các bờ đê làm thức ăn. Không ít hộ tận dụng trồng xen cỏ vào vườn cây ăn trái để có thể nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...