4 Tỉnh Thí Điểm Khai Thác, Chế Biến Và Xuất Khẩu Cá Nóc

Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015 vừa được Bộ NNPTNT phê duyệt.
Theo đó, từ nay tới năm 2015, sẽ triển khai thí điểm khai thác và xuất khẩu cá nóc tại 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Việc thí điểm này nhằm tận thu nguồn cá đã khai thác phục vụ xuất khẩu, hạn chế không để người dân sử dụng cá nóc độc làm thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, nâng cao nhận thức người dân về sự nguy hiểm của độc tố cá nóc và tuân thủ các quy định về ngăn chặn ngộ độc.
Đề án đặt mục tiêu cụ thể là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang sẽ thu mua, chế biến 1.200-1.500 tấn/năm, xuất khẩu 500 tấn/năm cá nóc thành phẩm. Phú Yên thu mua, chế biến 1.000-1.200 tấn/năm, xuất khẩu 500 tấn/năm cá nóc thành phẩm. Còn Khánh Hòa thu mua, chế biến 500 - 600 tấn/năm, xuất khẩu 200-240 tấn/năm cá nóc thành phẩm. Giá trị xuất khẩu cá nóc thành phẩm ước đạt 49,92 tỷ đồng. Đồng thời, tạo thêm việc làm và thu nhập cho 1.000 lao động là công nhân chế biến thủy sản, ngư dân, công nhân cơ sở thu mua thủy sản.
Tất cả cá nóc được khai thác, thu mua, vận chuyển, sơ chế, chế biến trong đề án thí điểm chỉ phục vụ mục đích xuất khẩu, không được phép đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Với 4.000 m2 trồng dưa lưới Nhật, mỗi tháng trang trại của anh Tùng thu được 5 tấn, lãi khoảng một trăm triệu đồng.

Là người nhanh nhạy chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng bơ đặc sản 034, anh Lê Sỹ Huế (Lâm Đồng) có thể thu về gần 10 tỉ đồng/năm.

Trang trại của ông có trên 3 triệu con ếch giống và 10 tấn ếch thương phẩm xuất ra khắp các tỉnh phía Bắc.

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định)

Khi HTX áp dụng trồng dưa lê vân lưới giống Nhật ứng dụng công nghệ cao, doanh thu đạt hơn 1,5 tỷ đồng/năm.