Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất lúa chất lượng cao ở Tánh Linh hướng đến cánh đồng mẫu lớn

Sản xuất lúa chất lượng cao ở Tánh Linh hướng đến cánh đồng mẫu lớn
Ngày đăng: 24/08/2015

Trước hết là giống

Tánh Linh là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh, với diện tích canh tác cây lúa 11.400 ha nằm trong vùng thung lũng sông La Ngà. Năng suất bình quân đến nay trên địa bàn huyện đạt trên 60 tạ/ha/năm, tăng 5 tạ/ha so năm 2010. Riêng năng suất vùng lúa chất lượng cao đạt bình quân 75 tạ/ha. Cá biệt một số diện tích sản xuất đạt từ 80- 85 tạ/ha. Điều đáng nói, từ các mô hình trình diễn giống lúa xác nhận nhỏ lẻ những năm trước đây, địa phương đã từng bước nhân rộng sản xuất giống lúa chất lượng cao tại các xã, thị trấn. Nhờ vậy, góp phần tạo tiền đề cho việc hình thành “cánh đồng mẫu lớn” đạt hiệu quả trên địa bàn.

Xác định chất lượng và chủng loại giống đạt chuẩn là một trong những khâu đột phá ban đầu để nâng cao chất lượng, năng suất hạt lúa, nên việc quy hoạch vùng sản xuất lúa giống theo hướng xã hội hóa là rất cần thiết. Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 HTX và 4 tổ hợp tác sản xuất giống lúa tại Đức Phú, Gia An, Lạc Tánh…Các giống lúa sử dụng chủ yếu là các giống có nguồn gốc từ Viện lúa ĐBSCL như OM 4900, OM 6162, OM7347… và giống lúa ML 202 của Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận.

Ông Nguyễn Trường Toán - Chủ nhiệm HTX NN II Đức Phú chia sẻ: “Muốn sản xuất lúa thương phẩm đạt chất lượng cao thì phải có nguồn giống tốt, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Riêng HTX NN II Đức Phú, từ năm 2004 đến nay đã sản xuất nhiều loại giống lúa của Viện lúa ĐBSCL, nhất là các giống OM 4900, OM 7347, OM 5451 có chất lượng tốt và phù hợp sản xuất tại Tánh Linh”.

Liên kết “4 nhà”

Sản xuất phải đi đôi với tiêu thụ, do đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.  Đối với Tánh Linh, để tìm đầu ra cho lúa chất lượng cao, UBND huyện đã mời gọi các doanh nghiệp và công ty tham gia cùng huyện để thực hiện việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất. Một trong số những người gắn bó và tâm huyết với chương trình này là ông Trương Văn Thưởng - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh. Ông Thưởng cho biết, hàng năm UBND huyện đều giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển lúa chất lượng cao cho các xã và cân đối ngân sách để hỗ trợ về giá giống lúa xác nhận cho các hộ nằm trong vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Đồng thời, tập trung chỉ đạo lịch sản xuất thời vụ; tháo gỡ vướng mắc trong quá trình sản xuất…

Hiện trên địa bàn có 2 doanh nghiệp làm đầu mối tham gia thí điểm mô hình là Công ty TNHH SX& TM Đại Nhật Phát và cơ sở chế biến Sáu Song. Điển hình, vụ đông xuân 2014-2015, diện tích thực hiện theo mô hình liên kết “4 nhà” của huyện đạt gần 1.100 ha. Mặt khác, trên cơ sở 3.000 ha lúa chất lượng cao đã quy hoạch, huyện tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài huyện thực hiện đầu tư liên kết sản xuất đối với toàn bộ diện tích. Từ đó, tạo thế ổn định về đầu vào, đầu ra, giúp nông dân yên tâm sản xuất và triển khai thí điểm việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn.

Huyện Tánh Linh đang thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa giống tập trung, hướng đến cánh đồng mẫu lớn. Trước mắt, hợp tác với Viện lúa ĐBSCL để sản xuất lúa giống cung ứng cho nhu cầu nguồn lúa giống xác nhận trong và ngoài tỉnh. Về định hướng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện, PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết, sẽ tiếp tục “sát cánh” cùng nông dân Tánh Linh nói riêng và Bình Thuận nói chung để chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa…


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Trái Cây Những Khó Khăn Và Hướng Tháo Gỡ Xuất Khẩu Trái Cây Những Khó Khăn Và Hướng Tháo Gỡ

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

29/01/2015
Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.

30/01/2015
Bơm Bột Vào Tôm Để Tăng Trọng Lượng Bơm Bột Vào Tôm Để Tăng Trọng Lượng

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.

30/01/2015
Thuỷ Sản Cà Mau Không Ngừng Đột Phá Thuỷ Sản Cà Mau Không Ngừng Đột Phá

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.

30/01/2015
Niềm Vui Mùa Biển Mới Niềm Vui Mùa Biển Mới

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.

30/01/2015