Vi phạm sản xuất giống cây trồng có thể bị phạt 100 triệu đồng

Theo dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất đã quy định đối với từng loài cây trồng với khối lượng giống được sản xuất dưới 5.000kg; đối với giống rau, hoa dưới 50kg hoặc dưới 10.000 cây giống.
Trường hợp vi phạm sản xuất giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất đã quy định đối với từng loài cây trồng với khối lượng giống được sản xuất từ 5.000kg trở lên; đối với giống rau, hoa từ 50kg trở lên hoặc từ 10.000 cây giống trở lên sẽ phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Mức phạt từ 10-15 triệu đồng cũng được đề xuất đối với một trong các hành vi vi phạm như: Sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô dưới 5000 cây giống; sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô dưới 10.000 cây giống.
Riêng các hành vi vi phạm như sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô từ 5.000 cây giống trở lên; sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô từ 10.000 cây giống trở lên bị phạt tiền từ 15-25 triệu đồng.
Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất phạt tiền 20-50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng với mục đích thương mại. Trong đó, phạt 20-30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với giống rau, hoa dưới 50kg hoặc dưới 10.000 cây giống, đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả dưới 5.000 cây giống; đối với giống cây lâm nghiệp dưới 10.000 cây giống.
Trường hợp, vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng được sản xuất từ 5.000kg trở lên; đối với giống rau, hoa từ 50kg hoặc từ 10.000 cây giống trở lên; đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả từ 5.000 cây giống trở lên; đối với giống cây lâm nghiệp từ 10.000 cây giống trở lên có mức phạt tiền cao nhất từ 30-50 triệu đồng.
Các mức phạt trên được đề xuất áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Riêng tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi cá nhân.
Có thể bạn quan tâm

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.

Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.

Hiện nay, thanh long ruột trắng đang ở thời điểm nghịch mùa, trong khi thanh long ruột đỏ vẫn còn cho trái mùa thuận nên giá hai loại thanh long này chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, giá thanh long thời điểm này ở mức rất cao, nhất là thanh long ruột trắng nên nông dân trồng thanh long rất phấn khởi do có lợi nhuận cao.