Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát hiện 4 cơ sở vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống mắc ca

Phát hiện 4 cơ sở vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống mắc ca
Ngày đăng: 20/05/2015

Qua kiểm tra thực tế  mới đây tại 4 cơ sở trên địa bàn các huyện Chư Pah, Đak Đoa và thành phố Pleiku đã phát hiện một số vi phạm.

Tại Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh ươm giống cây lâm nghiệp; có các hợp đồng kinh tế số 02/ HĐKT giữa Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đức Anh Đak Lak và Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số lượng cây giống mắc ca ghép mua bán là 5.000 cây với các dòng 246, OC, 816 và 849. Hợp đồng số 06/ HĐKT giữa Công ty Đức Anh Đak Lak và Công ty Đức Anh Gia Lai với số lượng chồi ghép mắc ca là 20.000 chồi với các dòng 246, OC, 816, 849.

Đoàn kiểm tra đã phát hiện số giống mắc ca trên không có hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc giống (chồi ghép), nguồn gốc lô giống (cây thực sinh) và nguồn gốc lô cây con (cây ghép cũ). Kiểm tra thực tế tại vườn ươm số lượng mắc ca ghép cũ từ năm 2014 và 32.640 cây ghép mới trong năm 2015.

Tại các vườn ươm cây giống của các ông Trần Quốc Tính (TP. Pleiku), cơ sở Thiều Xuân Ảnh (huyện Đak Đoa) và cơ sở kinh doanh cây giống Ngô Gia Trang (huyện Chư Pah). Đoàn kiểm tra đã phát hiện các lỗi vi phạm như sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca không có đăng ký kinh doanh giống ngoài danh mục; không có chứng nhận nguồn gốc lô giống; kinh doanh giống cây mắc ca thực sinh và không có nhật ký vườn ươm…

Đoàn kiểm tra đã xử lý 4 cơ sở trong đó nhắc nhở 3 cơ sở, hướng dẫn yêu cầu các cơ sở cam kết không được kinh doanh giống măcca ngoài danh mục, giống không có nguồn gốc chất lượng. Xử phạt hành chính Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số tiền 15 triệu đồng và đình chỉ kinh doanh vì vi phạm sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca vô tính (chiết ghép) và không có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống… 

Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đề nghị các phương tiện truyền thông thông tin rộng rãi cho nông dân biết các cơ sở trên sản xuất, kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo chất lượng…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn, cả xã làm giàu Nuôi lợn, cả xã làm giàu

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

24/12/2015
Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

24/12/2015
Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao

Khi đặt chân đến thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn ( Lục Yên – Yên Bái), đưa mắt lên những quả đồi chúng tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của ngô.

24/12/2015
Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp

Sở hữu 9 ha cà phê, 3 ha tiêu, 1.300 cây cao su cùng 2 ao cá, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng, ông Nguyễn Năng Châu ở làng Bông, thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nổi tiếng trong vùng là một đại gia nông nghiệp.

23/12/2015
Người con làng biển Người con làng biển

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề ngư nghiệp, ngay từ nhỏ, ông Đậu Như Danh (Thôn Hồng Thái, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã sớm gắn bó với nghề sông nước.

23/12/2015