Sản xuất lúa chất lượng cao ở Tánh Linh hướng đến cánh đồng mẫu lớn

Trước hết là giống
Tánh Linh là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh, với diện tích canh tác cây lúa 11.400 ha nằm trong vùng thung lũng sông La Ngà. Năng suất bình quân đến nay trên địa bàn huyện đạt trên 60 tạ/ha/năm, tăng 5 tạ/ha so năm 2010. Riêng năng suất vùng lúa chất lượng cao đạt bình quân 75 tạ/ha. Cá biệt một số diện tích sản xuất đạt từ 80- 85 tạ/ha. Điều đáng nói, từ các mô hình trình diễn giống lúa xác nhận nhỏ lẻ những năm trước đây, địa phương đã từng bước nhân rộng sản xuất giống lúa chất lượng cao tại các xã, thị trấn. Nhờ vậy, góp phần tạo tiền đề cho việc hình thành “cánh đồng mẫu lớn” đạt hiệu quả trên địa bàn.
Xác định chất lượng và chủng loại giống đạt chuẩn là một trong những khâu đột phá ban đầu để nâng cao chất lượng, năng suất hạt lúa, nên việc quy hoạch vùng sản xuất lúa giống theo hướng xã hội hóa là rất cần thiết. Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 HTX và 4 tổ hợp tác sản xuất giống lúa tại Đức Phú, Gia An, Lạc Tánh…Các giống lúa sử dụng chủ yếu là các giống có nguồn gốc từ Viện lúa ĐBSCL như OM 4900, OM 6162, OM7347… và giống lúa ML 202 của Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận.
Ông Nguyễn Trường Toán - Chủ nhiệm HTX NN II Đức Phú chia sẻ: “Muốn sản xuất lúa thương phẩm đạt chất lượng cao thì phải có nguồn giống tốt, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Riêng HTX NN II Đức Phú, từ năm 2004 đến nay đã sản xuất nhiều loại giống lúa của Viện lúa ĐBSCL, nhất là các giống OM 4900, OM 7347, OM 5451 có chất lượng tốt và phù hợp sản xuất tại Tánh Linh”.
Liên kết “4 nhà”
Sản xuất phải đi đôi với tiêu thụ, do đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đối với Tánh Linh, để tìm đầu ra cho lúa chất lượng cao, UBND huyện đã mời gọi các doanh nghiệp và công ty tham gia cùng huyện để thực hiện việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất. Một trong số những người gắn bó và tâm huyết với chương trình này là ông Trương Văn Thưởng - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh. Ông Thưởng cho biết, hàng năm UBND huyện đều giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển lúa chất lượng cao cho các xã và cân đối ngân sách để hỗ trợ về giá giống lúa xác nhận cho các hộ nằm trong vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Đồng thời, tập trung chỉ đạo lịch sản xuất thời vụ; tháo gỡ vướng mắc trong quá trình sản xuất…
Hiện trên địa bàn có 2 doanh nghiệp làm đầu mối tham gia thí điểm mô hình là Công ty TNHH SX& TM Đại Nhật Phát và cơ sở chế biến Sáu Song. Điển hình, vụ đông xuân 2014-2015, diện tích thực hiện theo mô hình liên kết “4 nhà” của huyện đạt gần 1.100 ha. Mặt khác, trên cơ sở 3.000 ha lúa chất lượng cao đã quy hoạch, huyện tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài huyện thực hiện đầu tư liên kết sản xuất đối với toàn bộ diện tích. Từ đó, tạo thế ổn định về đầu vào, đầu ra, giúp nông dân yên tâm sản xuất và triển khai thí điểm việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn.
Huyện Tánh Linh đang thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa giống tập trung, hướng đến cánh đồng mẫu lớn. Trước mắt, hợp tác với Viện lúa ĐBSCL để sản xuất lúa giống cung ứng cho nhu cầu nguồn lúa giống xác nhận trong và ngoài tỉnh. Về định hướng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện, PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết, sẽ tiếp tục “sát cánh” cùng nông dân Tánh Linh nói riêng và Bình Thuận nói chung để chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa…
Related news

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.