Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Ốc Nhảy

Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Ốc Nhảy
Ngày đăng: 22/07/2013

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

Mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy. Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy tại Quảng Ninh.

Ốc nhảy là loài nhuyễn thể chân bụng có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh, ốc nhảy tại Quảng Ninh phân bố chủ yếu ở vùng biển Vân Đồn. Hiện nay, người dân ở Vân Đồn nuôi ốc nhảy chủ yếu bằng thu gom con giống tự nhiên, hoặc nhập con giống từ các tỉnh Nam Trung bộ.

Do vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy có ý nghĩa quan trọng, giúp Quảng Ninh chủ động được nguồn con giống chất lượng cao, đảm bảo độ đồng đều về kích thước. Đồng thời, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy góp phần đa dạng nghề nuôi nhuyễn thể ở Quảng Ninh, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân.

Quy mô, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: Nuôi vỗ ốc bố mẹ, sản xuất ốc giống cấp 1 phục vụ thí nghiệm, ương ốc giống cấp 1 thành ốc giống cấp 2; Nghiên cứu công nghệ ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; Ương giống cấp 1 thành giống cấp 2 trong lồng lưới, đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng của ốc nhảy nuôi thương phẩm; Kiểm nghiệm và hoàn thiện công nghệ sản xuất ốc giống;

Kiểm nghiệm và hoàn thiện công nghệ ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; Kiểm nghiệm và hoàn thiện công nghệ nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; Tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật và trại sản xuất giống trong tỉnh kỹ thuật ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều.

Trên cơ sở đánh giá phản biện của các thành viên Hội đồng và giải trình của đơn vị nghiên cứu, Hội đồng yêu cầu điều chỉnh quy mô của đề tài, bổ sung nội dung đánh giá về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hội đồng thống nhất đề nghị UBND tỉnh phê duyệt triển khai đề tài.


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Việc Nuôi, Chế Biến, Tiêu Thụ Cá Tra Nỗ Lực Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Việc Nuôi, Chế Biến, Tiêu Thụ Cá Tra

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.

04/10/2012
Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

31/05/2013
Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

09/10/2012
Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

01/06/2013
Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

16/10/2012