Tìm Đột Phá Kinh Tế Hợp Tác
Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá tình hình đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.
Cần liên kết chuỗi SX
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trong tổ chức lại SX cần đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hình thức hợp tác liên kết. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới và phát triển kinh tế tập thể. Song thẳng thắn mà nói, nhìn chung đến nay có thể đánh giá HTXNN hoạt động chưa thực sự sôi động, hiệu quả. Đây là điều trăn trở của mỗi chúng ta.
Theo Bộ trưởng, vấn đề ở đây không chỉ tổ chức đăng ký lại các HTX hiện có theo quy định của Luật HTX mà mấu chốt là phải tìm ra các giải pháp để HTX hoạt động có hiệu quả hơn. Nếu chỉ có đăng ký lại hoạt động của HTX thì không giải quyết được vấn đề gì.
Tại hội nghị, ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đã báo cáo tình hình đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Báo cáo cho biết, những năm gần đây, tổ hợp tác (THT) liên tục phát triển nhanh, tăng bình quân 3,3% năm. Hiện cả nước có 61.571 THT và 10.339 HTXNN với 6,7 triệu xã viên. Các THT đã hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công lao động, hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm, làm đất, vốn... qua đó giúp cho các thành viên tăng năng lực SX, tăng thu nhập kinh tế hộ.
Điểm nổi bật trong hoạt động tổ chức kinh tế hợp tác phải kể đến việc liên kết SX theo chuỗi trong nông nghiệp. Gắn SX với chế biến và tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn. Hình thức liên kết tương đối đa dạng bao gồm liên kết giữa nông dân với HTX; nông dân với DN; HTX, THT với DN…
Liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với DN.
Các lĩnh vực ngành hàng phát triển mạnh về liên kết sản xuất tiêu thụ như lúa gạo vùng ĐBSCL, chè ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, mía đường ở các tỉnh miền Trung, sữa ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Theo thống kê của 13 tỉnh/thành, vụ hè thu 2014 ở ĐBSCL đã có tổng số 101 DN tham gia ký hợp đồng SX và bao tiêu lúa gạo cho nông dân. Tổng diện tích các DN ký hợp đồng SX và thu mua lúa gạo của nông dân là 70.827 ha.
Còn hành chính hóa
Tham gia ý kiến tại hội nghị, các đại biểu cho rằng nhà nước cần có chính sách mạnh hơn nữa cho kinh tế hợp tác mà điểm nhấn là chuỗi liên kết trong SXNN. Ở đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN cùng nông dân liên kết làm ăn.
Đề cập đến những hạn chế trong tổ chức hoạt động của HTX dùng nước, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi chỉ ra rằng: Đó chính là đội ngũ cán bộ HTX dùng nước phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có 83% số lượng cán bộ chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, kinh nghiệm cho thấy HTX nào được thành lập từ yêu cầu thực tiễn khách quan đặt ra thì sẽ tồn tại và phát triển. Còn thành lập theo áp đặt sớm muộn sẽ tan vỡ.
Bộ trưởng đặt ra câu hỏi, ai sẽ là thầy dạy chúng ta cách làm hiệu quả của HTX? Xuất phát từ thực tiễn, Bộ trưởng đề nghị các địa phương, các đơn vị hãy đến trực tiếp các mô hình HTX tiêu biểu để học tập và truyền đạt kiến thức cho nhau ngay tại đó.
Không chỉ nêu ra những khó khăn, ông Trần Hoàng An - Chủ nhiệm HTX chăn nuôi bò sữa Evergrowth tỉnh Sóc Trăng còn kiến nghị nhà nước cần tạo điều kiện để HTX xây dựng một NM chế biến sữa. Lý do ông An kiến nghị là vì tại thời điểm này ở Sóc Trăng có NM chế biến sữa và đang quyết định về giá. Đã có lần NM quay lưng lại với nông dân nuôi bò sữa.
“Hiện nay chúng tôi mới chỉ có hơn 2.000 hộ nuôi bò sữa nhưng đã bị NM chèn ép thì tới đây có chục ngàn người nuôi sẽ thế nào? Chỉ khi HTX có hẳn một NM chế biến và tiêu thụ để cạnh tranh với NM sữa hiện có, tin rằng nông dân sẽ giàu và HTX sẽ mạnh lên” – ông Ân nói.
Phát biểu được cả hội trường liên tục vỗ tay tán thưởng và ngay sau đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Thú y phải lên đường kiểm tra thông tin, báo cáo sớm cho Bộ trưởng. Đó chính là ý kiến của ông Phan Quốc Ân - Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền, tỉnh Lào Cai.
Ông Ân thông tin rằng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp có ghi là giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng chính HTX của ông đang bị hành chính hóa gây khó khăn rất lớn trong tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, muốn bán trứng trong huyện phải có tem vệ sinh thú y, muốn bán trứng ra ngoài huyện, ngoài tem cần có 1 bộ hồ sơ kiểm dịch, vận chuyển sản phẩm động vật. Chi phí cho kiểm dịch này khiến 1 quả trứng phải chịu thêm 50 đồng.
Điều đáng nói hơn, theo ông Ân là giấy cấp chỉ có giá trị trong ngày, nếu chúng tôi muốn làm công dân tốt, chấp hành quy định tốt thì cần phải có một nhân viên túc trực tại Trạm thú y 24/24h. Nếu không khi cần bán hàng cán bộ cấp giấy đi vắng là chúng tôi không bán được hàng.
“Nghĩ cho cùng chỉ là cấp giấy chứ có ai kiểm dịch được quả trứng nào đâu?” – ông Ân chốt lại.
“Nhu cầu của tỉnh Lào Cai mỗi ngày tiêu thụ khoảng 5 vạn quả trứng, riêng huyện Bảo Thắng khoảng 2 vạn quả. Vì đi ra ngoài huyện gặp khó khăn về thủ tục nên chúng tôi chỉ quy hoạch SX đủ cho huyện Bảo Thắng, không dám mở rộng ra các huyện khác mặc dù tiềm lực hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu” – ông Phan Quốc Ân tiếc nuối nói.
Có thể bạn quan tâm
Theo bà con nông dân, dưa bị bệnh do dịch rầy nâu tấn công và nguồn nước tưới nhiễm mặn.
Theo báo cáo mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hiện toàn huyện có trên 3.600ha nhãn. Trong đó, diện tích vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng là trên 2.269ha, diện tích bị nhiễm nặng trên 70% là 1.028ha; tỉ lệ bị nhiễm từ 30 - 70% là 225ha; tỉ lệ bị nhiễm dưới 30% là 1.016,5ha.
Những ngày đầu tháng 7 khi lượng vải chính vụ ở các xã vùng thấp thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cơ bản đã hết thì tại xã vùng cao Tân Sơn lại tấp nập người mua, bán. Dọc hai bên đường của thị trấn Tân Sơn, mặc cho cái nắng hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.
Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ, nông dân trên đỉnh Núi Cấm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế này để cải tại vườn tạp, trồng xen canh trái cây các loại để có nguồn thu nhập quanh năm. Thời điểm này một số nông dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, bơ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Theo UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai), toàn huyện hiện có 341 trang trại chăn nuôi. Trong đó, có 270 trang trại đang áp dụng quy trình chăn nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học và 4 trang trại được công nhận đạt chuẩn VietGAP, chiếm hơn 93% chăn nuôi trên địa bàn.