Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chịu nhiều áp lực phải giảm giá

Theo nguyên nhân Tổng cục Thống kê đưa ra, nông sản Việt Nam đã chịu khá nhiều áp lực giảm giá: như giá thóc giảm tại hầu hết các tỉnh (giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg) vì không chỉ nguồn cung trong nước dồi dào mà giá xuất khẩu lúa gạo giảm đã tạo áp lực lên giá thị trường trong nước.
Đặc biệt, Tổng cục Thống kê nêu sản phẩm cây lương thực Việt Nam đang phải cạnh tranh giá với các sản phẩm nhập khẩu như:
Ngô làm thức ăn gia súc đang bị ngô nhập khẩu từ 3 thị trường Brazil, Argentina và Ấn Độ cạnh tranh rất mạnh; thịt gia cầm nhập khẩu có giá bán thấp hơn nhiều giá gia cầm trong nước...
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê nhận định một phần giá thịt lợn giảm là do thông tin người nuôi đã sử dụng chất tạo nạc khiến người tiêu dùng ít mua...
Bên cạnh chỉ số giá nông sản trong nước, giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm, theo Tổng cục Thống kê, cũng giảm trong quý III/2015.
Một số nhóm hàng đã giảm giá khá rõ rệt so với quý trước như: thủy sản giảm 2,02%; rau quả giảm 4,8%; cà phê giảm 1,64%; gạo giảm 7,46%...
Lý do giá xuất khẩu giảm, Tổng cục Thống kê khẳng định vì nền kinh tế tại các thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Đông Âu, Nam Mỹ tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ít đi...
Điều này khiến hầu hết các nước xuất khẩu thủy sản đều giảm giá bán, Việt Nam cũng không thể ngoại lệ.
Related news

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.

Huyện chỉ đạo HTX vận tải Thạch Thành, ban chỉ đạo mía huyện, xã và các HTX dịch vụ nông nghiệp xây dựng kế hoạch bảo đảm trong khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển hết mía nguyên liệu về nhà máy. Khắc phục tình trạng mía tồn đọng lâu ngày trên bãi, lái xe vận chuyển gây phiền hà cho người trồng mía, huyện đề nghị Công ty Việt – Đài đầu tư tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển mía nguyên liệu.

Kết thúc cuộc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) và một số đơn vị thành viên giai đoạn 2005 - 2011, Thanh tra Chính phủ đề nghị cơ quan chức năng xử lý nhiều sai phạm nghiêm trọng.