Canh Tác Hộ Gia Đình Nuôi Sống Thế Giới, Bảo Vệ Trái Đất
Đó là chủ đề của Ngày lương thực thế giới năm nay. Một thông điệp hết sức có ý nghĩa, tôn vinh giá trị người nông dân SX lúa gạo trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sáng qua 14/10, Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 34 năm Ngày lương thực thế giới (16/10/1979 – 16/10/2014) tại xã Hồng Phong, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh – một xã điển hình về canh tác hộ gia đình có sự tham gia tích cực của phụ nữ nhằm chuyển thông điệp “Canh tác hộ gia đình: Nuôi sống thế giới, bảo vệ trái đất” đi vào cuộc sống.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: “Thông điệp năm nay nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt quan trọng của canh tác hộ gia đình và những hộ SX nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, cải thiện đời sống, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, đặc biệt là ở nông thôn”.
Việt Nam có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, bằng khoảng 70% lao động của cả nước nhưng chỉ đóng góp 20% vào GDP. Chính phủ Việt Nam đang triển khai chương trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, trong đó các giải pháp trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại SX chủ yếu theo hướng tăng liên kết theo chuỗi giá trị.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta cần phải củng cố và tăng cường vai trò của các hộ gia đình SX nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng nơi, và quan tâm đến phụ nữ nông thôn – người có vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, để thực hiện đúng quy định của EC, NAFIQAD yêu cầu các DN thực hiện ghi thông tin nghề khai thác thủy sản trên nhãn sản phẩm XK vào Châu Âu, đồng thời chủ động liên hệ với nhà NK để cập nhật, thực hiện đúng quy định của EU về ghi nhãn sản phẩm nhằm tránh vướng mắc trong hoạt động kinh doanh, XK thủy sản vào thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Sáu ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An (Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, hai tuần trở lại đây thanh long ruột trắng đã tăng giá gấp 2 - 3 lần và đang dao động ở mức từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, tùy loại. Với giá này thì người trồng thanh long đã thu được lãi nhưng không cao.
Là địa phương tiêu thụ lớn các mặt hàng thuốc thú y thuỷ sản (khoảng 8.000 tỷ đồng/năm), trong khi công tác quản lý chủ yếu “phần ngọn” nên Cà Mau được xem là mảnh đất “béo bở” để các công ty sản xuất, kinh doanh các mặt hàng này tăng cường khai thác. Nhu cầu thị trường lớn, kèm theo đó là hàng loạt những tồn tại, bất cập trong quản lý là cơ hội cho các đối tượng kinh doanh bất chính hoạt động.
Hiện bông sậy tươi mua tại chỗ giá trên dưới 5.000 đ/kg, bông sậy khô từ 15.000-17.000 đ/kg tuỳ theo chất lượng từng loại. So với năm trước, bông sậy tươi đắt hơn khoảng 1.000 đ/kg, còn bông sậy khô khoảng 3.000 đ/kg.
Theo lời giới thiệu của ông Hồ Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận), chúng tôi tìm đến trang trại của vợ chồng anh Võ Thanh Thanh và chị Võ Thị Mỹ Hạnh, ở khu phố 6, thị trấn Tân Sơn, được biết đến như tấm gương sản xuất giỏi của địa phương.