Nông Dân Đổ Cà Chua Cho Bò Ăn
Hội Nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, hiện giá cà chua tại địa phương đang xuống rất thấp, khiến nhà vườn trồng loại rau màu này đang lỗ nặng.
Theo đó, cà chua loại 1 hiện chỉ còn 1.000đ/kg, các loại quả xấu hơn thương lái chỉ mua vài trăm đồng nhưng với số lượng rất hạn chế, hầu hết cà chua phải đổ bỏ vì thu không đủ chi.
Với chi phí đầu tư cho một gốc cà chua là 8.000đ, mỗi sào nhà vườn đang lỗ khoảng 24 triệu đồng. Không bán được, nhà vườn phải hái cà chua đem về làm thức ăn cho bò.
Phòng Kinh tế huyện Đơn Dương cho biết, toàn huyện có khoảng 5.500ha cà chua, với sản lượng hàng chục nghìn tấn.
Từ đầu năm đến nay, trừ các tháng 6 và 7, thời gian còn lại giá cà chua đều xuống rất thấp. Nguyên nhân được một số thương lái đang thu mua loại nông sản này tại Đơn Dương cho biết, trên thị trường hiện đang “khủng hoảng thừa” cà chua.
Có thể bạn quan tâm
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.
Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.
Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.
Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.