Sản lượng tôm nuôi thu hoạch đạt 3.993 tấn

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hổ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyển khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.
Ước tính đến 15/7/2015, sản lượng thủy sản khai thác được 61.828 tấn, đạt 70,3% KH, trong đó khai thác cá ngừ đại dương mắt to, vây vàng được 2.668 tấn, riêng trong tháng 7 (từ 15/6 đến 15/7) chỉ khai thác được 8.207 tấn hải sản các loại, do ảnh hưởng của cơn bão đầu năm.
Sở đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, trong đó chú ý hướng dẫn đảm bảo đúng thời vụ, đẩy mạnh nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
Nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống chất lượng cao, giống sạch bệnh, giá cả hợp lý cung cấp đủ nhu cầu về giống thuỷ sản. Trong 07 háng đầu năm thu hoạch thủy sản nuôi trồng đạt 9555,5 tấn, sản lượng cá nuôi là 2.601,22 tấn; sản lượng tôm nuôi đạt 3.993 tấn trong đó 327,6 tấn tôm sú, 2.765,5 tấn tôm thẻ chân trắng.
Thực hiện công tác hỗ trợ dầu theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến nay đã tiếp nhận được 729 hồ sơ, và triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản; theo đó đã có 20 tàu được duyệt cho vay vốn với tổng số tiền trên 187 tỷ đồng, hiện nay các Ngân hàng thương mại đang tiến hành thẩm định.
Các cảng cá trong tỉnh đã phục vụ cho hơn 18.265 lượt tàu vào cảng bán sản phẩm đánh bắt được, cung cấp hơn 28 triệu lít dầu và 1.212.370 cây đá cho bà con ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.