Sản Lượng Thủy Hải Sản Bạc Liêu Trong 9 Tháng Tăng 9%
Tổng sản lượng thủy hải sản thu được từ nuôi và khai thác biển của tỉnh Bạc Liêu trong chín tháng qua đạt trên 223.000 tấn, đạt 81% kế hoạch năm và tăng 9% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng thủy sản từ nuôi trồng đạt gần 137.000 tấn, tăng 14% cùng kỳ.
Riêng sản lượng tôm nuôi đã vượt kế hoạch trên 10.000 tấn đề ra của chín tháng 2014, với tổng sản lượng thu được trên 63.520 tấn, đạt 79% kế hoạch và bằng 114% cùng kỳ.
Lượng tôm biển thu được cũng đạt trên 12.400 tấn góp phần làm phong phú thêm về chủng loại mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu.
Với sản lượng tôm trên đã giúp 25 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có đủ nguyên liệu ổn định chế biến theo đơn đặt hàng.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong nghề nuôi tôm (giá tôm giống, thức ăn tăng cao, dịch bệnh...), nhưng người nuôi tôm nhờ có kinh nghiệm tích lũy qua nhiều vụ nên khắc phục từng bước những thiệt hại, khôi phục duy trì sản xuất ổn định, thực hiện mô hình đa con trong vuông nuôi tôm, áp dụng nuôi tôm theo biện pháp an toàn sinh học bền vững, đặc biệt là mô hình lúa-tôm đang được nhân rộng đã phá thế độc canh con tôm và độc canh cây lúa, mở ra hướng đi mới an toàn cho nghề nuôi tôm và trồng lúa của Bạc Liêu trong thời gian tới.
Nghề đi biển năm nay gặp nhiều khó khăn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khi giá nhiên liệu tăng liên tục và vật tư nghề biển cũng tăng không ngừng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng tướng ứng, ngư trường bị cạn kiệt nguồn lợi, nên việc tổ chức đánh bắt khai thác hải sản rất khó khăn và gặp nhiểu trở ngại.
Để ứng phó, cơ quan quản lý đã vận động thành lập gần 50 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá với trên 250 tàu tham gia, làm nhiệm vụ thu mua sản phẩm của các tàu khai thác trên biển và cung ứng lương thực, nhiên liệu vật tư ngư lưới cụ cho các tàu tiếp tục khai thác, không phải vào bờ để bán sản phẩm như trước.
Mỗi tàu đánh bắt xa bờ tiết kiệm được khoản nhiên liệu ra vào bến từ 3-5 triệu đồng/chiếc và kéo dài thời gian bám biển.
Ngoài ra, lực lương bộ đội biên phòng và cơ quan quản lý khai thác còn thường xuyên cập nhật thông tin và thời tiết kịp thời thông báo đên các phương tiện đang khai thác trên biển để chủ động phòng tránh trú bão; ngư trường theo từng nhóm, loài hải sản cũng được cơ quan quản lý thông báo để các tàu khaii thác biển nắm rỏ và tổ chức khai thác hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó quy định một số sản phẩm cấm xuất khẩu.
Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 20/2/2015 diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.022 ha, tăng 518 ha so với cùng kỳ 2014. Trong đó, diện tích muối thủ công ước đạt 11.029 ha; Diện tích muối công nghiệp ước đạt 3.993 ha.
Số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm đạt 137.000 tấn, giá trị đạt 202 triệu USD, tăng 30,5% về khối lượng nhưng giảm 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp, nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).