Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống

Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống
Ngày đăng: 13/11/2015

Anh Thuận tự tìm hiểu sách báo, tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi về mô hình nuôi lươn giống nhân tạo để áp dụng cho mô hình của mình.

Lấy thất bại làm động lực

Nói là làm, anh Thuận bắt đầu mô hình nuôi lươn giống nhân tạo từ một năm nay.

Bằng những kinh nghiệm có được từ đợt nuôi đầu tiên, lần nuôi này, anh Thuận cho ép lươn giống nhân tạo và nuôi không bùn theo kiểu để vỉ tre và dây bẹ vào trong bồn.

“Đi tham quan, học tập, chứng kiến những mô hình thực tế, điều đó càng giúp mình có thêm kinh nghiệm cho bản thân”, anh Thuận chia sẻ.

Nuôi lươn giống thì khâu chọn lươn bố mẹ khá quan trọng.

Nếu lươn giống bố mẹ tự lai tạo, nuôi lớn và cho sinh sản thì tỷ lệ đạt từ 60 - 70%, còn giống trôi nổi, không xác định xuất xứ thì lươn vẫn cho sinh sản nhưng tỷ lệ hao hụt rất cao, có thể chết hết cả ổ trứng.

Nuôi lươn bằng vỉ tre và dây bẹ, nguồn nước trong nên rất dễ quan sát, theo dõi

Bồn nuôi lươn bố mẹ cần không gian rộng rãi, có ụ đất để cho lươn đẻ trứng, với bồn khoảng 15m2 thì thả khoảng 150 con lươn bố mẹ để cho sinh sản.

Với lươn thương phẩm, diện tích không cần lớn, vì loại này có thể chịu được mật độ dày, chỉ cần 4m2 có thể thả khoảng 1.000 con.

Lươn nuôi khoảng một năm hoặc khi lươn đạt trọng lượng từ 200gram trở lên có thể cho sinh sản.

“Đối với loại này, có thể ép sinh sản bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Còn với lươn nuôi được 5, 6 tháng vẫn có thể ép trứng nhưng chỉ có thể cho đẻ theo mùa và lượng trứng không nhiều”, anh Thuận giải thích.

Trong năm, lươn có thể sinh sản 3 lần.

Đặc điểm của lươn mẹ, khi mang trứng sẽ ăn rất ít hoặc không ăn, nên khi sinh xong cần giữ lại, cho ăn đầy đủ để 3 tháng sau lươn có thể sinh sản tiếp.

“Thông thường, tôi sẽ cho lươn sinh sản một lần rồi xuất bán lươn thương phẩm.

Như vậy, mình vừa có nguồn thu lươn giống, vừa có lợi từ lươn thương phẩm”, anh Thuận nói thêm.

Khó nhất là giai đoạn ấp trứng, vì đòi hỏi kỹ thuật và phải theo dõi sát để tránh hao hụt.

Thời gian đầu cho lươn ăn trùn chỉ là tốt nhất vì cung cấp đủ đạm, chất dinh dưỡng cho lươn phát triển.

Khi lươn đạt đến khoảng 1.000 con/kg thì có thể cho lươn dặm thêm cá, ốc xay.

Thành công nhờ đổi mới

Thay vì nuôi lươn theo kiểu truyền thống, anh Thuận áp dụng hình thức dùng vỉ tre và dây bẹ để trong bồn.

“Nuôi theo kiểu mới sẽ giảm chi phí hơn rất nhiều, có thể giảm khoảng 50%, vì vỉ tre và dây bẹ khá rẻ, nếu sử dụng kỹ có thể dùng trong 2 năm.

Ngoài ra, nhờ thay nước thường xuyên (2 lần/ngày), nên dễ quan sát lươn, có bệnh cũng phát hiện kịp thời”, anh Thuận chia sẻ.

Môi trường nước sạch nên lươn thương phẩm khi bán ra thị trường không có mùi hôi, được ưa chuộng.

Thông thường, lươn hao hụt do bể nước dơ, phát sinh bệnh về đường ruột, đây là bệnh thường gặp nhất khi nuôi lươn.

“Nếu sử dụng nguồn nước sông, phải qua xử lý, lắng lọc trước khi bơm vào bồn; ốc, cá phải được nấu chín và xay trước khi cho lươn ăn”, anh Thuận cung cấp thêm.

Thời tiết thay đổi rất dễ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lươn nên phải che chắn kỹ lưỡng.

Hiện, anh Thuận đang nuôi khoảng 10 bồn lươn bố mẹ cho sinh sản, với diện tích khoảng 15m2/bồn.

Còn lươn giống thì khoảng 30m2, nhưng chia làm nhiều bồn nhỏ, với nhiều loại lươn lớn nhỏ khác nhau.

Bằng hình thức nuôi mới, lươn phát triển nhanh, ít hao hụt

Cơ sở nuôi của anh Thuận thường xuyên có đơn đặt hàng từ Trung tâm Giống thủy sản An Giang, các đầu mối ở TP.

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên… mỗi lần khoảng vài chục ngàn con.

Đó là chưa kể những người dân ở các huyện lân cận cũng đến mua.

Mỗi lần bán, anh Thuận đều hướng dẫn kỹ kỹ thuật rất chu đáo để người nuôi tránh hao hụt và đạt tỷ lệ thành công cao.

Theo anh Thuận, tháng 2, 3 âm lịch là thời điểm lươn sinh sản mạnh và thuận lợi nhất để lai tạo lươn giống.

Tùy thuộc vào kích cỡ 300 con/kg, 400 con/kg, 500 con/kg, 1.000 con/kg giá lươn giống dao động từ 3.000 - 6.000 đồng/con.


Có thể bạn quan tâm

Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc

Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) vừa quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

23/09/2015
An toàn tàu cá An toàn tàu cá

Mùa mưa bão đã cận kề, với đội tàu cá 6.862 chiếc, trong đó có gần 3.100 chiếc chuyên đánh bắt khơi xa, tỉnh Bình Định lo rủi ro thiên tai gây thiệt hại cho ngư dân.

23/09/2015
Để nuôi trồng thủy sản phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh Để nuôi trồng thủy sản phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh

Hơn 50km bờ biển cùng 4 sông lớn chảy qua đã tạo thuận lợi cho Thái Bình phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển thủy hải sản.

23/09/2015
Đưa khoa học - công nghệ vào nuôi trồng thủy sản cần triển khai đến khắp các vùng nuôi Đưa khoa học - công nghệ vào nuôi trồng thủy sản cần triển khai đến khắp các vùng nuôi

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã được một số hộ nuôi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế về phát triển ngành này trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc ứng dụng KH-CN chưa thật sự sâu rộng.

23/09/2015
Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm sú Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm sú

Khoảng 3 năm trước đây, người nuôi tôm sú tại Thái Lan rất lo lắng cho tương lai sinh kế của mình.

23/09/2015