Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá đốm
Sau những tháng ngư dân Quỳnh Lưu phải chật vật với vụ cá Nam mất mùa do thời tiết nắng nóng kéo dài, bước vào vụ cá Đông mặc dù không phải mùa cá chính vụ nhưng hầu hết ngư dân địa phương đã trúng đậm.
Rất nhiều tàu đánh được nhiều mẻ cá lớn với đa dạng các loại cá như: cá trặn, cá bạc má, cá thu, mực ống, cá trọng cơm và nhiều nhất là cá đốm nục.
Trung bình mỗi phương tiện ra khơi từ 3 – 4 ngày, khai thác được từ 15 – 30 tấn cá các loại, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, trừ các khoản chi phí mỗi thuyền viên cũng được nhận từ 7 – 10 triệu đồng/người.
Có mặt tại cảng cá lạch Quèn khi các phương tiện nơi đây vừa đi biển trở về, nhiều ngư dân đang tất bật vận chuyển cá lên bờ để bán cho thương lái.
Được biết, hiện nay cá đốm có giá từ 13 - 14 ngàn đồng/kg, cá trọng cơm 15 – 16 ngàn đồng/kg, cá trặn, cá bạc má có giá từ 25 - 30 ngàn đồng/kg.
Được mùa cá cộng với giá thu mua cao đã giúp cho ngư dân rất vui.
Trên khuôn mặt sạm đen sau chuyến biển trở về, ngư dân Trần Quốc Hoàn ở xã Tiến Thủy chia sẻ: “Chuyến biển này hầu hết thuyền nào cũng đầy khoang, riêng thuyền chúng tôi khai thác được khoảng 25 tấn, doanh số vài trăm triệu”.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều phương tiện sau khi bán hết sản phẩm đã chuẩn bị xăng dầu, nước ngọt và nhu yếu phẩm tiếp tục vươn khơi khai thác với hy vọng những chuyến biển tới cá mực đầy khoang.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân.
Tại thời điểm này, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ lúa phẩm cấp thấp bị ế ẩm, mà ngay cả lúa thơm trong dân hiện cũng đang ùn ứ đầy bồ, không có đầu ra.
Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.
Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.
Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.