Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần quản lý tốt môi trường ao nuôi tôm

Cần quản lý tốt môi trường ao nuôi tôm
Ngày đăng: 13/11/2015

Chất lượng môi trường nuôi giảm sút

Hiện nay, Khánh Hòa có 5 vùng nuôi tôm nước lợ gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh; trong đó, vùng nuôi Ninh Hòa chiếm khoảng 62% diện tích tôm nước lợ toàn tỉnh với 839ha.

Nghề nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở các địa phương ven biển.

Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra tràn lan, gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm trong tỉnh.

Theo thống kê mới nhất của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, đã có 264ha tôm nuôi bị thiệt hại, tập trung chủ yếu tại Ninh Hòa với 239ha.

Tôm chết chủ yếu do bị hoại tử gan tụy cấp tính (60%), bị sốc thời tiết (25%) và một số loại bệnh như: đốm trắng, đường ruột...

Lắp quạt nước cho ao nuôi tôm vào mùa mưa

Ông Huỳnh Kim Khánh - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh cho biết: “Nghề nuôi tôm nước lợ đang đối diện với nhiều thách thức, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa hoàn thiện và đầu tư đúng mức.

Trong khi đó, chất lượng môi trường nuôi ngày càng giảm sút, biến đổi khí hậu và thời tiết thất thường đã tạo điều kiện cho dịch bệnh trên thủy sản phát triển.

Hiện nay, tình trạng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đan xen với nuôi quảng canh đang dẫn đến việc khó quản lý dịch bệnh.

Một bộ phận người nuôi chưa có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nuôi, sử dụng hóa chất, kháng sinh tùy tiện, khi thủy sản bị dịch bệnh thì không xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường gây lây lan dịch bệnh...”.

Từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay, Ban quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) Khánh Hòa đã thu thập 33 mẫu nước trong ao đang nuôi tôm, 75 mẫu nước tại các ao sau khi thu hoạch tôm tại 7 vùng nuôi tôm theo hướng VIETGAP ở các địa phương: Cam Hòa (huyện Cam Lâm), Ninh Giang, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Phú (thị xã Ninh Hòa) và Vạn Hưng, Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh).

Các thông số môi trường nước tuy nằm trong giới hạn cho phép (theo Thông tư 45 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhưng các yếu tố lại biến động lớn và thường xuyên vượt giới hạn cho phép như: nhiệt độ cao hơn 330C, độ mặn hơn 35‰, hàm lượng amoni trong nước hơn 0,3mg/l...

Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, ít mưa khiến độ mặn cao.

Ngoài ra, hàm lượng amoni cao là do việc quản lý ao nuôi chưa tốt dẫn đến sự tích tụ chất hữu cơ nhiều trong ao.

Hướng tới nuôi tôm an toàn sinh học

Theo ông Nguyễn Đình Trung - nguyên giảng viên Trường Đại học Nha Trang, trong thực tế sản xuất, các thông số chất lượng nước trong ao nuôi luôn biến động.

Việc giảm sút chất lượng nước trong ao nuôi chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết, mật độ tảo, mật độ nuôi...; sự phân hủy các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, chất thải của tôm, xác tảo gây tiêu hao nhiều ôxy hòa tan trong nước; sự có mặt của các loại khí độc, dao động độ pH trong ao nuôi lớn.

Để quản lý tốt ao nuôi, người nuôi cần thường xuyên quan trắc để duy trì một số thông số cơ bản của chất lượng nước ở mức ổn định trong suốt quá trình nuôi tôm.

Trong đó, các thông số về nhiệt độ nước, độ mặn, ôxy hòa tan, độ pH có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Theo khuyến cáo của Ban quản lý Dự án CRSD Khánh Hòa, trong quá trình nuôi, người nuôi cần duy trì mức nước trong ao cao hơn 1,2m, sau khi có mưa lớn cần tăng cường quạt nước để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm do hiện tượng phân tầng nước, sử dụng các chế phẩm vi sinh để làm giảm hàm lượng amoni trong ao;

Theo dõi chặt sức khỏe, lượng bắt mồi, bổ sung vitamin vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm...

Ngoài ra, cần xử lý nước qua ao lắng trước khi lấy nước vào đìa nuôi; xử lý nước thải trong ao trước khi xả ra kênh mương để giảm ảnh hưởng đến chất lượng nước trong vùng nuôi...

Theo ông Huỳnh Kim Khánh, trong điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm chưa đồng bộ, xu hướng nuôi tôm an toàn sinh học là hướng phát triển phù hợp cho nhiều vùng nuôi.

Trong đó, việc nuôi kết hợp tôm và cá rô phi bằng cách thả đăng nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm, hoặc nuôi cá rô phi trong ao lắng đang cho thấy hiệu quả.

Tuy nhiên, khi nuôi ghép thì mật độ thả tôm sẽ giảm, chi phí thức ăn tăng, việc hoạt động ở đáy ao của cá rô phi sẽ làm giảm lượng ôxy hòa tan.

“Năm nay, có 2 cơ sở nuôi tôm ở xã Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh) tiến hành nuôi ghép cá rô phi trong ao lắng và cho hiệu quả rõ rệt.

Tại các cơ sở này, cá rô phi nuôi với mật độ 2 con/m2, cá giúp lọc nước trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi khi cần thiết.

Tôm sinh trưởng tốt, đạt kích cỡ 158 con/kg (60 ngày nuôi) và 90 con/kg (79 ngày nuôi), tôm không có dịch bệnh đến khi xuất bán.

Nhờ vậy, các cơ sở này đều có lãi khá, trong khi các hộ nuôi xung quanh có lãi ít, thậm chí bị thua lỗ”, ông Khánh nói.


Có thể bạn quan tâm

Vườn vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang có nguy cơ bị xóa sổ Vườn vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang có nguy cơ bị xóa sổ

Sau 7 - 8 năm tuổi thì cây vú sữa đột nhiên có biểu hiện “lão hóa”: khô cành, rụng lá giảm năng suất, chất lượng trái.

18/06/2015
Lo Trung Quốc ngừng mua nhưng vẫn phải trồng Lo Trung Quốc ngừng mua nhưng vẫn phải trồng

Nhiều người dân cũng có nhìn nhận chung rằng do thị trường tiêu thụ mận An Phước phụ thuộc nhiều vào phía Trung Quốc nên không thể nói trước điều gì

18/06/2015
Trời nóng bức, giá dừa uống nước tăng mạnh Trời nóng bức, giá dừa uống nước tăng mạnh

Từ đầu tháng 6 đến nay, do tiết trời nóng bức, giá dừa uống nước đứng ở mức cao từ 90.000 đồng - 100.000 đồng/chục (12 trái).

18/06/2015
Thành Phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỗ trợ vật tư cho nhà vườn trồng xoài rải vụ Thành Phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỗ trợ vật tư cho nhà vườn trồng xoài rải vụ

Trạm Khuyến nông và Hội làm vườn TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức triển khai hình thức hỗ trợ đối với 50 nhà vườn trồng xoài rải vụ của xã Tịnh Thới và phường 6.

18/06/2015
Trồng hoa màu trong nhà lưới ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) Trồng hoa màu trong nhà lưới ở Nhơn Trạch (Đồng Nai)

Theo UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), nông dân trên địa bàn huyện đang thực hiện mô hình trồng dưa lưới, rau an toàn trong nhà màng. Cụ thể, từ một hộ nông dân tại xã Phú Đông đầu tư nhà màng trồng dưa lưới, hiện mô hình này đã được nhân rộng với 5 hộ dân tham gia.

18/06/2015