Chuối Già Tăng Giá Đột Biến

Gần một tháng nay, giá chuối già thu mua tại vườn tăng 3.000 đồng/kg so với đầu năm, ở mức 6.000 đồng đến 7.000 đồng/kg; chuối chưa già các chủ vựa cũng mua luôn.
Một đại lý thu mua ở ấp 5, xã Lương Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) cho biết, các thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu anh và một số đại lý khác cố gắng thu mua mỗi ngày ít nhất từ 3 đến 5 tấn chuối già, nhưng hiện nay các đại lý có cố gắng lắm cũng chỉ thu mua khoảng 400 kg/ngày. Theo nhiều chủ vườn, do trước đây giá chuối rẻ quá nên các nhà vườn không còn trồng nhiều, chỉ trồng xen chút ít.
Theo nhận định của ngành nông nghiệp, đây chỉ là nhất thời do một số nước trong khu vực chưa đến thời điểm thu hoạch chuối. Do đó, các nhà vườn nên cẩn trọng khi trồng chuối già.
Có thể bạn quan tâm

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.