Làng Tôm Hùm Xuất Khẩu

Nhờ nuôi tôm hùm xuất khẩu, gần 3.000 hộ dân ở Thị xã Sông Cầu (Phú Yên) có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình từ hai bàn tay trắng đến nay có thu nhập tới cả tỷ đồng.
Nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu ở vịnh Xuân Đài bắt đầu từ năm 1990, đến nay toàn Thị xã Sông Cầu có gần 3.000 hộ nuôi trồng thủy sản gồm tôm hùm, cá chẽm, cá mú và hàu với hơn 14.000 lồng, bè, trong đó hơn hai phần ba số hộ dân nuôi tôm hùm xuất khẩu, tương đương 1.000ha.
Trung bình mỗi lồng nuôi tôm có diện tích khoảng 9m2, cao gần 2m có gắn ống nhựa dài khoảng 4m nằm giữa những ô lồng, bè làm bằng phuy nhựa cách mặt nước sâu khoảng 2m.
Sau khi gia công lồng sắt ở trong bờ hoàn tất, ngư dân nơi đây bắt đầu đưa ra vịnh Xuân Đài thả xuống biển bắt đầu vụ nuôi tôm hùm. Ông Nguyễn Hải Anh ở phường Xuân Yên, Thị xã Sông Cầu cho biết, Vịnh Xuân Đài kín gió quanh năm, môi trường nước ổn định nên thích hợp với việc nuôi tôm xuất khẩu. Vụ nuôi tôm hùm thường kéo dài khoảng 14 tháng, sau đó thu hoạch bán cho thương lái mang đi xuất khẩu.
Gắn bó với nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu từ năm 2009, ông Nguyễn Văn Quang ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh, Thị xã Sông Cầu hiện có 120 lồng nuôi thương phẩm và 40 lồng ươm tôm giống. Theo ông Quang, muốn nuôi tôm hùm đạt hiệu quả phải chọn vùng nước sạch, độ mặn cao. Nơi nước có dòng chảy thì lồng bè nuôi thông thoát, tôm giống có tỷ lệ sống cao.Trung bình mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông Quang có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng từ nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu.
Hàng ngày các hộ nuôi tôm nơi đây thường cho tôm ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối qua đường ống nhựa gắn với lồng nuôi ló trên mặt biển giữa lồng bè. Thức ăn cho tôm hùm chủ yếu là cá, hàu, sò, vẹm và tôm tít, cua ghẹ băm nhỏ.
Từng có thâm niên 20 năm nuôi tôm hùm xuất khẩu, ông Lâm Khắc Huynh ở phường Xuân Yên, Thị xã Sông Cầu cho biết, nuôi tôm ở vùng này khi xảy ra bão gió không phải di chuyển lồng bè. "Nhờ nuôi tôm hùm nhiều gia đình từ hai bàn tay trắng nay đã trở thành tỷ phú xây nhà lầu, mua xe hơi, nuôi con cái ăn học đàng hoàng", ông Huynh thổ lộ.
Thống kê của Phòng kinh tế Thị xã Sông Cầu, trung bình mỗi năm người dân nuôi tôm hùm nơi đây thu hoạch khoảng 500 tấn thương phẩm và ươm nuôi cung ứng thị trường miền Trung khoảng 300.000 đến 400.000 con tôm giống, tổng doanh thu gần 600 tỷ đồng.
Theo giá cả thị trường hiện nay, một kg tôm hùm thương phẩm có giá từ 1,7 đến 2 triệu đồng, mỗi hộ dân nơi đây thu lãi ít nhất 150 triệu đồng và nhiều nhất lên đến 2 tỷ đồng nhờ nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu.
Bên cạnh nuôi tôm hùm xuất khẩu, nhiều hộ dân địa phương còn mở rộng nuôi hàu, cá mú, ốc hương mang lại thu nhập cao cho kinh tế gia đình với tổng nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.

Với nguồn tài nguyên nước phong phú, cùng diện tích mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang trên 8.000 ha, Nà Hang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi và khai thác thủy sản..

Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước. Sau đó thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh ta đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ.