Thanh Long Rớt Giá 50% Vì Ứ Đọng Ở Cửa Khẩu
Thanh long ruột đỏ có lúc tăng lên mức kỷ lục 65.000 đồng một kg, nhưng hiện nay chỉ còn 30.000 đồng một kg.
Anh Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long Chợ Gạo, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết, việc ứ đọng thanh long ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn hướng sang Trung Quốc gần hai tuần qua đã làm giảm giá thanh long bán tại vườn.
Hiện tại, giá thanh long ruột đỏ ở mức 30.000 đồng một kg, ruột trắng 15.000-16.000 đồng một kg. Cách đây 2 ngày, thanh long ruột đỏ có giá 65.000 đồng một kg, ruột trắng 24.000-25.000 đồng.
Theo Phòng nông nghiệp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, diện tích trồng thanh long hiện có 3.000ha với sản lượng trung bình mỗi năm 40-50 tấn. Trong đó, diện tích trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo hiện đã vượt 15% so quy hoạch của huyện.
Ông Võ Chí Thiện, Chủ nhiệm hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An (Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, diện tích trồng thanh long ruột đỏ hiện chỉ chiếm khoảng 15-20% trong tổng số diện tích trồng thanh long, cây thanh long ruột đỏ cũng chỉ cho năng suất tương đương 60-70% cây thanh long ruột trắng.
Diện tích trồng thanh long ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tập trung phần lớn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với khoảng 3.500ha. Tỉnh Long An cũng có khoảng 2.700ha, tập trung hầu hết ở huyện Châu Thành.
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 3 đợt thử nghiệm, đến nay, sản phẩm bưởi lễ Cát Tường với hình dáng một bàn tay nâng trái, mà nhiều người gọi là “Bưởi bàn tay Phật” đã được sản xuất thành công. Hiện có khoảng 50 nhà vườn tham gia sản xuất loại bưởi mới này để cung cấp cho thị trường Tết Ất Mùi 2015 sắp tới.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.
Anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) là người rất thành công với mô hình nuôi cá heo nước ngọt trong bè, mỗi năm lợi nhuận trên 500 triệu đồng.
Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.
Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.