Sân chơi bổ ích cho người trồng lúa
Hội thi do Trung tâm Khuyến Nông quốc gia (Bộ NNPTNT) phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 6.11.
Hội thi lần này có sự góp mặt của 156 nông dân của 13 đội đến từ 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Tham gia sôi nổi
Khu vực ĐBSCL có 1,85 triệu ha đất sản xuất lúa, mỗi năm vùng sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước và cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu.
Những năm qua, nhờ những cải tiến tích cực, tình hình sản xuất lúa của vùng đã có những tiến bộ vượt bậc.
Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, bất cập tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển mang tính ổn định của ngành lúa gạo.
Đội chủ nhà Hậu Giang xuất sắc đoạt giải Nhất.
TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khyến nông quốc gia, nhận định: “Sản xuất lúa của vùng ĐBSCL tuy dẫn đầu cả nước nhưng còn gặp nhiều rủi ro, thách thức như thiên tai, dịch bệnh, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, liên kết 4 nhà còn yếu kém… Nhằm khắc phục những khó khăn trên.
Nhiều địa phương của vùng ĐBSCL đã và đang triển khai đến bà con nông dân những kỹ thuật canh tác tiên tiến, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị hàng hóa của gạo Việt Nam”.
Hội thi có 3 phần: Sân khấu hóa sản xuất lúa hiệu quả, bền vững; thi kiến thức tự luận kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và trắc nghiệm kiến thức.
Tổng số điểm của 3 phần thi là 100 điểm, nội dung thi xoay quanh việc phản ánh tình hình sản xuất lúa với những tiến bộ kỹ thuật và thành tựu trong sản xuất lúa tiên tiến, giảm chi phí, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường.
TS Chu Văn Hách – Trưởng Bộ môn Canh tác (Viện lúa ĐBSCL), thành viên Ban giám khảo đánh giá: “Các đội đều thi đấu với tinh thần vui tươi, học hỏi và có đầu tư kỹ càng cho các phần thi của đội mình.
Đồng thời, thông qua các phần thi cho thấy nông dân các tỉnh có kiến thức khá tốt về các kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng thời rất phù hợp với nội dung thi hôm nay”.
Nhiều kiến thức bổ ích
" Hội thi lần này sẽ tạo điều kiện để nông dân các tỉnh trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và chủ trương, chính sách của ngành nông nghiệp về kỹ thuật canh tác tiến tiến, nâng cao được kỹ năng thực hành trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của vùng ĐBSCL”. Ông Trương Cảnh Tuyên
Theo TS Phan Huy Thông, hội thi là diễn đàn bổ ích để bà con nông dân thể hiện tài năng, sự am hiểu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đến tham gia hội thi, đội Bạc Liêu có 25 thành viên, trong đó có 10 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh.
Ông Võ Ngọc Dũng - Đội trưởng đội tuyển tỉnh Bạc Liêu, phấn khởi nói: “Đây là một cơ hội để bà con nông dân tỉnh nhà có điều kiện giao lưu, học hỏi những kỹ thuật tiên tiến của các tỉnh bạn, nhất là các mô hình canh tác giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.
“Tiềm năng về năng suất cũng như sản lượng lúa sẽ tăng hơn nữa nếu nông dân áp dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đang được các ngành chức năng khuyến cáo” – ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhận định.
Kết thúc hội thi, giải Nhất đã thuộc về đội Hậu Giang; ngoài ra còn có 2 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải khuyến khích cho các đội còn lại.
Có thể bạn quan tâm
Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.
Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.
Dịp nghỉ lễ kéo dài 6 ngày này đang được xem là cơ hội vàng đối với hoạt động kinh doanh khi sức mua hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nhất là nông, thủy sản.
Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg cách nay ba tháng (nghịch vụ).
Chính phủ cũng yêu cầu cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Riêng các mặt hàng nông sản, ngoài đẩy mạnh xuất khẩu cần phát triển mạng lưới phân phối, lưu thông, bảo đảm tốt cung cầu, kích thích tiêu dùng nội địa...