Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm

Đề tài được nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014 với mục đích tìm hiểu cơ chế và chứng minh tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 đến hiệu quả nuôi tôm. Các nghiên cứu được phối hợp thực hiện với Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh cùng nông dân tại các địa phương trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lúa lai Arize B-TE1 đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường nuôi tôm. Các vi sinh vật có lợi và các loài thủy sinh làm thức ăn cho tôm tại các cánh đồng trồng lúa cao hơn và có ít vi sinh vật gây hại hơn, năng suất vụ tôm cao hơn, chất lượng tôm tốt và to hơn, tăng 45% lợi nhuận cho người nông dân.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh lúa lai Arize B-TE1 chịu mặn cao, lúa khỏe, đẻ nhánh mạnh, rễ lúa ăn sâu và năng suất cao. Trồng lúa này nuôi tôm cũng đạt, và tôm lớn nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Theo kế hoạch, năm 2012, Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ hỗ trợ năm tỉnh Tây Nguyên và một số doanh nghiệp càphê trên địa bàn tổng cộng 296.000 cây giống càphê.

Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa nước nổi thay cho vụ lúa Thu đông kém hiệu quả ngày càng được nhiều nông dân áp dụng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Mô hình này góp phần thay đổi tập quán từ sản xuất độc canh 3 vụ lúa/năm, chuyển sang hình thức luân canh lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng phần đất trống giữa các hàng dừa và mặt nước sẵn có trong vườn, chàng trai 31 tuổi Lê Chí Dũng ở ấp Tiên Đông - xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) đã thành công với mô hình nuôi ếch. Hiện cây dừa đang ở giai đoạn đâm “lưỡi mèo” nhưng vẫn có nguồn thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình…

Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu.