Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Săn Cá Bông Lau Ở Cù Lao Triệu Phú

Săn Cá Bông Lau Ở Cù Lao Triệu Phú
Ngày đăng: 25/02/2014

Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè, Trà Vinh) được mệnh danh là cù lao triệu phú. Bởi đây là “vương quốc” cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh.

Trên 70% người dân có cuộc sống khá giả nhờ sản vật cây trái miệt vườn quanh năm. Trên bờ, cây trái oằn sai, dưới sông cá tôm hội tụ. Cá bông lau còn có tên “cá quý tộc” - cái tên mỹ miều mà người dân đặt cho- sinh sôi nảy nở trên vùng đất này.

“Đặc ân” miền sông nước

Theo chân đoàn săn cá bông lau cù lao miệt vườn Tân Qui chúng tôi cảm nhận được cái thú vui và nỗi nhọc nhằn của nghề săn cá. Anh Đào Văn Thống (ấp Tân Qui 1, xã An Phú Tân) tham gia đội ngũ săn cá bông lau được 6 năm, hồ hởi kể: Khi gió chướng từ biển Đông thổi mạnh, nước lũ từ thượng nguồn sông Cửu Long tràn về, là lúc cá bông lau xuôi theo dòng nước di cư về hạ lưu, lần ra cửa biển.

Cụ thể khoảng tháng Chạp năm trước đến rằm tháng 2 năm sau, nước mặn từ biển tiến sâu vào sông Hậu là lúc cá bông lau tập trung khu vực giáp nước. Cù lao Tân Quy (xã An Phú Tân) và cù lao An Lộc (xã Hòa Tân- Cầu Kè) nối đuôi nhau chạy dài hơn 10km, rồi đến đuôi cù lao Mây (tỉnh Vĩnh Long) và phía đất liền bên kia cù lao Mây thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng là nơi giao thoa giữa dòng nước mặn từ biển đưa vào và dòng nước ngọt từ thượng nguồn đổ xuống, nên cá bông lau tụ hội về đây.

Chỉ tay về phía cuối dòng sông, đoạn giữa cù lao Tân Qui và cù lao Mây, anh Thống nhẩm tính, hiện có khoảng 150 tay lưới thay phiên nhau thả trôi theo dòng nước để chờ săn cá. Trên dải cù lao Tân Qui dài gần 10km, diện tích khoảng 500ha, là miệt vườn cây trái nổi tiếng của huyện Cầu Kè có khoảng 100 người làm thêm nghề săn cá bông lau.

Có thâm niên 7 năm săn cá bông lau, anh Nguyễn Văn Tuấn khoe, từ đầu vụ đến giờ, anh đã bắt được 10 con cá bông lau, bình quân mỗi con nặng hơn 5kg, giá bán tại chợ từ 70 ngàn đến 130 ngàn đồng/kg (tùy trọng lượng con cá). Tết này thu nhập từ săn cá bông lau, anh đủ tiền sắm quần áo mới, tập vở cho các con.

Nghề làm chơi ăn thiệt!

Mặt trời xuống dần, cả khúc sông trầm mặc, tối sầm lại, cái lạnh về đêm bắt đầu ập tới. Xa xa từ các dải cồn, hàng chục chiếc xuồng máy băng ra giữa dòng sông Hậu, nơi được cho là có đàn cá bông lau hội tụ nhiều để thả lưới. Không quen với cảnh sông nước cộng với cái lạnh buốt da, cánh phóng viên chúng tôi co cụm lại.

Rít hơi thuốc dài, anh Nguyễn Văn Khi (ấp An Lộc, xã Hòa Tân)- một thành viên trong tổ săn cá, nói: “Các anh biết không, theo kinh nghiệm của người dân ở đây, đánh lưới vào lúc trời vừa sụp tối và hừng sáng thường bắt được nhiều cá hơn”. “Để bắt được nhiều cá, phải sắm bao nhiêu mét lưới hả anh? Chi phí đầu tư cho nghề có nhiều không?”- tôi hỏi.

Uống ngụm nước trà đặc để chống lại cái lạnh về đêm, anh Khi cười tươi kể: Thông thường mỗi tay lưới có chiều dài từ 300- 500m (tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe). Lưới dùng để đánh bắt cá bông lau có mắc lưới từ 15- 20cm. Một tay lưới có giá khoảng 5- 6 triệu đồng.

Một mùa săn cá bông lau khoảng 2 tháng, thu nhập được từ 10- 15 triệu đồng, sống khỏe ru. Rồi không giấu nghề, anh Khi khoe: “Mùa cá bông lau năm trước anh bắt được hơn 200kg cá. Với giá bình quân khoảng 70- 90 ngàn đồng/kg, anh thu nhập hơn chục triệu đồng.

Tiếp lời anh Khi, anh Đoàn Văn Sáu (ấp Tân Qui 1) dù mới theo nghề được 4 năm, tự tin khẳng định: “Mấy tay “sát cá” một đêm thả lưới cũng bắt được 4- 5 con; không uổng phí đầu tư tay lưới 6 triệu đồng.

Tuy là nghề phụ nhưng làm chơi mà ăn thiệt đó mấy anh ơi”. “Cá đâm lưới rồi”- miệng nói, tay anh kéo vội lưới từ sông lên. 2 con cá bông lau mỗi con khoảng 6kg giãy giụa mà theo anh bán chợ được cả triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Vinh- Chủ tịch UBND xã Hòa Tân, ngoài làm vườn hiện nay có khoảng 100 hộ tham gia đánh bắt cá bông lau trên đoạn sông này. Tuy không là nghề chính nhưng nhờ nghề săn cá quý tộc này, đã có nhiều hộ tích cóp cất lại nhà mới, mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh…

Cá bông lau thịt ngon hơn cá tra, cá ba sa. Nhu cầu tiêu thụ cá bông lau trên thị trường rất lớn nhưng lượng cung cấp không đủ. Do đó hiện nghề săn “cá quý tộc” đang thu hút người dân cù lao này.

Cá bông lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là một loài cá thuộc chi cá tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mekong. Thức ăn của loài cá này là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ.

Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ cá tra) và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mekong mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá bông lau có kích thước lớn (khoảng 15kg), tăng trưởng nhanh.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

09/09/2015
Hoài Nhơn giành thắng lợi vụ Hè Thu Hoài Nhơn giành thắng lợi vụ Hè Thu

Ðến nay, nông dân Hoài Nhơn đã thu hoạch được 4.800 ha lúa Hè Thu, đạt gần 90% diện tích kế hoạch. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh..., nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cũng như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn gần 0,5 tạ/ha so với cùng vụ năm trước.

09/09/2015
Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) đang đổi mới từng ngày. Ðó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

09/09/2015
Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3 Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

09/09/2015
Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.

09/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.