Mô Hình Nuôi Cá Bống Mú Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Tuy còn khá mới mẻ, song mô hình nuôi cá bống mú trong ao đã được người dân xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Người đi đầu trong mô hình nuôi cá bống mú phải kể đến anh Long Văn Nghĩa (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A). Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, đến nay anh Nghĩa đã mở rộng 6ha với 14 ao nuôi. Các ao được anh Nghĩa luân phiên thả cá giống, mỗi ao từ 1.000 - 1.500 con. Theo anh Nghĩa, phải chọn cá bống mú loại từ 5 - 10 phân, sau đó nuôi thuần trong ao khoảng 15 - 20 ngày, rồi mới đưa ra thả ở các ao còn lại.
Anh Long Văn Nghĩa chia sẻ: “Nuôi cá bống mú không khó. Điều quan trọng nhất vẫn là nguồn nước. Cần thay nước thường xuyên để có nguồn nước sạch giúp cá lớn nhanh. Thức ăn cho cá bống mú là cá tạp và tôm, cua nhỏ. Từ khi thả nuôi đến khi xuất bán khoảng 10 tháng, khối lượng trung bình mỗi con đạt từ 0,8 - 1kg. Với mức giá như hiện nay (từ 195.000 - 250.000 đồng/kg), người nuôi hoàn toàn yên tâm về lợi nhuận”. Với 14 ao nuôi, hàng năm, trừ tất cả chi phí, anh Nghĩa thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Do mô hình nuôi cá bống mú đạt hiệu quả kinh tế cao, nên một số hộ dân ở phường Nhà Mát (xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu) học tập và áp dụng nuôi với diện tích khoảng 4ha. Và lợi nhuận từ mô hình nuôi cá bống mú thả thưa của các hộ đạt khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Điển hình như hộ bà Nguyễn Kim Định (xã Hiệp Thành) có gần 1ha với 2 ao thả nuôi khoảng 1.500 con. Hàng năm, bà Định thu hoạch từ 70 - 100 triệu đồng từ cá bống mú. Hay hộ ông Lê Văn Lợi (phường Nhà Mát) có gần 1,5ha với 4 ao thả nuôi khoảng 4.000 con. Theo cách tính của ông Lợi: “Giá cá giống hiện tại dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/con, cộng với tiền thức ăn chiếm khoảng 45% trong tổng chi phí đầu tư. Trong khi đó, giá cá thương phẩm hiện tại đạt khá cao từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sau mỗi vụ nuôi thì người nuôi phải lời trên 50%”. Sau mỗi vụ thu hoạch trừ chi phí ông Lợi lãi khoảng 150 triệu đồng/vụ.
Xác định khai thác và nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu cũng đang bắt đầu triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá bống mú và những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả, từng bước thay thế con tôm sú. Đồng thời, khuyến cáo người dân đa dạng hóa vật nuôi để tránh tình trạng trúng mùa rớt giá.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi lươn, mỗi hộ nuôi từ 20 - 30m2.
Lúa chết phải gieo sạ lại, lúa trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã làm giảm năng suất, tăng chi phí trong khâu thu hoạch,... là những gì mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt do tình hình mưa bão trong thời gian qua, nhất là từ đầu tháng 7 đến nay.
Nhiều loại cá nước ngọt hiện đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào khiến giá bán giảm sâu. Không ít nông dân lo trắng tay vì có thể thua lỗ đến hàng trăm triệu đồng.
Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.
Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình nước mặn, nước lợ và nước ngọt; không những thế, số loài thuỷ sản thích nghi tốt với môi trường ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, đa dạng. Thế nhưng, thật đáng tiếc là đến nay, nguồn giống thuỷ sản sản xuất tại chỗ của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu thực tế...