Độc Đáo Vải Thiều Ra Quả Trên Thân

Vụ vải thiều năm nay, anh Trần Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện thành công phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống…
Vào những ngày cuối vụ thu hoạch vải thiều, chúng tôi về thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, thăm trang trại vải thiều VietGAP độc đáo của gia đình anh Trần Văn Hành (người dân tộc Sán Dìu). Ngoài chức Chủ tịch Hội Nông dân, anh còn đảm nhiệm vai Chủ nhiệm câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông xã Giáp Sơn, từng hơn 20 năm gắn bó với cây vải thiều, trong đó có gần chục năm thực hiện quy trình sản xuất vải thiều VietGAP.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn vải đang thu hoạch, anh Hành cho biết: "Vụ vải thiều năm nay, gia đình tôi thu hoạch khoảng 15 tấn quả, giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, cao hơn gần 10 nghìn đồng/kg so với giá chung trên thị trường".
Vườn vải thiều nhà anh Hành rộng khoảng 1 ha, có hơn 300 cây đều sai trĩu quả. Điều đặc biệt là hàng trăm cây đều ra chùm quả ở trên thân trông chẳng khác gì những chùm nho lớn đang chín mọng.
Do ra quả ở dưới thấp nên việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn so với việc chăm sóc những quả trên ngọn, chất lượng và mẫu mã cũng tốt hơn, chỉ 30 quả là được 1 kg (bình thường 1kg từ 35 - 40 quả).
Những năm trước, để thu hái được hơn 10 tấn vải thiều tươi, anh Hành phải thuê 6 lao động, mỗi buổi sáng một lao động cũng chỉ hái được 1 tạ quả. Còn bây giờ, chỉ cần 3 lao động hái vải, năng suất cao gấp đôi mà không vất vả. Vào thời điểm cuối vụ, nhiều tư thương đặt mua hàng tấn quả/ngày với giá 28 nghìn đồng/kg.
Nói về kinh nghiệm sản xuất vải thiều ra quả trên thân cây, anh Hành chia sẻ, trước tiên cần tỉa cành trên ngọn thật thưa cho ánh sáng chiếu vào thân cây, sau đó giữ nguyên những cành nhỏ ra trong thân cây để sau này vải ra chùm quả từ đó. Thực hiện khoanh cành vào thời gian thích hợp và khoanh mở rộng hơn so với bình thường. Anh Hành dự định sẽ phổ biến kỹ thuật sản xuất vải thiều mới này rộng ra trong thôn.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều “ông lớn” ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Đó là câu chuyện về ông Ngô Xuân Đồng, xóm Hải Lộc, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Với mô hình trang trại tổng hợp, mỗi năm ông có khoản thu 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 200 triệu đồng.

Ngày 30.7, Hội nông dân xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết, 3 tàu cá của ngư dân địa phương đánh bắt vùng biển xa trở về đã trúng đậm luồng cá nục, thu gần 4 ỷ đồng.

Sau một thời gian đổ bộ vào Nam và được nhiều người yêu thích, chanh đào Hà Nội đã xuất hiện ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng cách đây khoảng 1 tuần.

Ngày 30.7, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giải pháp chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.