Đẩy Mạnh Vốn Cho Phát Triển Thủy Sản
Hơn 530 khách hàng đã được hướng dẫn thủ tục tiếp cận vốn vay hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghị định 67, nguồn vốn cam kết giải ngân của BIDV với các khách hàng đến thời điểm này là 250 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, chi nhánh BIDV tại tất cả các địa phương đã đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.
Bên cạnh đó, các chi nhánh cũng đã chủ động tham gia vào các tổ giúp việc, hỗ trợ Ban chỉ đạo triển khai Nghị định 67 của UBND tỉnh trong quá trình xét duyệt danh sách người vay vốn, việc này sẽ rút ngắn thời gian thẩm định, giải ngân tại Ngân hàng khi cho vay cho các chủ tàu/ngư dân đáp ứng đủ điều kiện.
Đến thời điểm hiện tại, các chi nhánh BIDV trong cả nước đã tiếp cận và hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay theo Nghị định 67 cho 531 khách hàng, tổng nhu cầu vốn khoảng 1.604 tỷ đồng, phần lớn nhu cầu trong số này là tàu vỏ thép có công suất lớn để phục vụ đánh bắt xa bờ. Bước đầu BIDV đã cam kết cho vay hơn 30 khách hàng với số tiền khoảng 250 tỷ đồng. BIDV cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên giải ngân trung, dài hạn theo Nghị định 67 cho ngư dân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Được xem là ngân hàng đi đầu trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách của Chính phủ về phát triển thủy sản và cũng là ngân hàng tiên phong trong việc chấp hành triển khai Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, BIDV tổ chức nhiều chương trình khảo sát thực tế, tọa đàm, lấy ý kiến trực tiếp của bà con ngư dân, các nhà khoa học, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan (tại Bình Định, Quảng Ngãi) về vấn đề này.
Tuy nhiên, để các chính sách phát triển thủy sản tại Nghị định 67 thực sự phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, theo BIDV, cần có sự phối hợp đồng bộ, tích cực hơn nữa giữa các Bộ, ngành, địa phương và các ngân hàng thương mại để cùng tháo gỡ một số vướng mắc.
Cụ thể, UBND các tỉnh/thành phố cần vào cuộc quyết liệt hơn và nhanh chóng phê duyệt danh sách chủ tàu/ngư dân đủ điều kiện vay vốn; Cần đánh giá nhu cầu thực tế của từng địa phương, từ đó phân bổ số lượng và cơ cấu loại tàu phù hợp để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục xét duyệt mẫu tàu, tạo điều kiện cho chủ tàu/ngư dân rút ngắn được thời gian thiết kế, chỉnh sửa và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, phải có hướng dẫn chủ tàu/ngư dân cũng như các ngân hàng thương mại trong việc xác định giá thành, dự toán con tàu, từ đó có cơ sở để xác định tổng mức đầu tư, mức cho vay phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Liệu (52 tuổi, ở phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) đã thành công với mô hình nuôi gà siêu trứng, thu nhập 2 triệu đồng/ngày.
Dựa vào điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, lão nông Phạm Đạt ở xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mạnh dạn phát triển kinh tế vườn, trồng cây ăn trái
Năm 2015, sản lượng gà của anh Trần Văn Đa đạt 16 tấn mang về cho anh thu nhập khoảng 2,4 tỷ đồng, trừ đi chi phí, anh vẫn lãi trên 2 tỷ đồng.
1 sào lúa-360m2 trong một vụ khoảng 115 ngày, nông dân thu lãi trung bình 400.000 đồng. Cũng trên mảnh đất ấy, khi đưa công nghệ cao vào , lợi nhuận gấp 100 lần
Hiện toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có gần 400 trang trại, gia trại trong đó có 29 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.