Nuôi Dê Dễ Sinh Lợi
Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.
Đưa dê đi ăn hết vùng này, ông di chuyển sang vùng khác, con dê ông nuôi cứ thế sởn sơ, sinh sôi. Con dê đực nào cân nặng khoảng 20 - 30 kg thì ông xuất bán. Vài năm gần đây, dê thịt có giá 120 ngàn đồng/kg hơi, dê cái giống giá 150 ngàn đồng/kg, bình quân ông Thành thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm từ bán dê. Bạn hàng mua dê thịt của ông là những nhà hàng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Ông Thành cho biết, ông nuôi đàn dê khoảng 50 - 70 con/năm. Cách nuôi hiệu quả là nên thay con đực giống mỗi năm để tránh trùng huyết làm cho dê bị bệnh, chết. Nuôi dê cũng không có gì khó, ban đầu tập cho nó nhận biết tín hiệu nhập đàn, sau thành thói quen, dễ quản lý, trông coi, chỉ cần một lao động cần mẫn là quán xuyến được đàn dê. Cần cẩn thận không để dê bị chó cắn và tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho dê; chú ý bệnh viêm vú của dê là yên tâm khi đưa con dê làm sinh kế.
Ông Thành phấn khởi cho hay, khoảng 20 tháng Chạp này, ông xuất bán 10 con dê đực, thu về khoảng 24 triệu đồng để sắm sửa ăn Tết Ất Mùi.
Có thể bạn quan tâm
Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.
Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.
Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.
Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.