Saigon Co.op cam kết tiêu thụ 800 tấn vải
Trước thông tin quả vải năm nay được kiểm soát tốt về chất lượng, mẫu mã, hơn nữa lại được người tiêu dùng cả nước nhiệt tình ủng hộ, hệ thống siêu thị Saigon Co.op cam kết tiêu thụ khoảng 800 tấn vải trong vụ này.
Ghi nhận ngày 3/6 tại phía Bắc, Co.opmart Hoàng Mai (Khu đô thị Nam Đô, Trương Định) và Co.opmart Hà Nội (km số 10 đường Nguyễn Trãi), đang bán trái vải loại 1 với giá 13.500 đ/kg.
Các Co.opmart tại TP.HCM như Co.opmart Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Bình Triệu…, bán ở mức 28.000đ/kg. Còn các Co.opmart miền Tây như tại Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ..., quanh mức 28.000đ - 29.500đ/kg vải.
Năm nay, trái vải đổ bộ vào Nam sớm hơn năm ngoái, các đầu mối nhỏ lẻ đã chủ động "Nam tiến" từ giữa tháng 5 (khi có vải chín sớm). Dự kiến sức tiêu thụ ở khu vực phía Nam sẽ tăng cao.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, hệ thống siêu thị Co.opmart trên cả nước cùng với 2 đại siêu thị Co.op xtra và chuỗi 87 cửa hàng Co.op Food tại TP.HCM là hệ thống bán lẻ chủ lực của Saigon Co.op, đã chính thức đưa mặt hàng trái vải Bắc Giang và Hải Dương lên kệ hàng từ ngày 1/6/2015 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, đặc biệt là khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Nguồn vải này do Saigon Co.op ký kết với các đầu mối uy tín thông qua đề xuất của Sở Công thương và Sở NN-PTNT của 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương nên khá dồi dào và đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Cũng theo bà Thủy, sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.
Với mặt hàng trái vải tươi, bên cạnh việc rà soát cẩn trọng nguồn hàng đảm bảo chất lượng, Co.opmart cũng không tính thêm bất cứ khoản chiết khấu nào để đến tay người tiêu dùng có mức giá tốt nhất so với hàng cùng loại trên thị trường.
Đặc biệt, Co.opmart sẽ đầu tư ngân sách giảm giá thêm 20% cho mặt hàng này từ ngày 6/6 - 25/6/2015 trong tháng tiêu dùng xanh nhằm tăng sức mua.
Theo đánh giá chung, đầu ra của trái vải thiều vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ của mạng lưới bán lẻ và người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại như siêu thị. Năm nay Saigon Co.op sẽ tiêu thụ một lượng trái vải gấp đôi năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.
Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.
Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.
Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.
Song song đó thì sầu riêng nghịch vụ giá vẫn giữ ở mức cao. Sầu riêng RI 6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có giá 65.000 - 72.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với cách đây hơn 3 tháng. Tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện vẫn chưa có hàng để bán. Dự kiến vào trung tuần tháng 3, một số nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh mới vào vụ thu hoạch.